Những kiểm tra sức khỏe bạn cần phải làm sẽ thay đổi theo độ tuổi của bạn. Một khi bạn đã bắt đầu kiểm tra sức khỏe, bạn nên làm định kỳ thường xuyên trong suốt cả quãng đời còn lại.
Các kiểm tra sức khỏe cần làm khi bạn trong độ tuổi 20-30 tuổi
Khám vùng chậu và xét nghiệm tế bào cổ tử cung
Không phân biệt tình trạng quan hệ tình dục như thế nào, phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên được làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung sẽ tìm ra các dấu hiệu có thể của ung thư cổ tử cung. Bác sỹ sẽ cho phép bạn làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung ít hơn sau 3 lần xét nghiệm thường xuyên. Khoảng thời gian này cũng sẽ được kéo dài ở phụ nữ lớn tuổi có xét nghiệm HPV âm tính.
Phụ nữ thường xuyên hoạt động tình dục (như gái mại dâm) hoặc có nhiều bạn tình nên được xét nghiệm cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Xét nghiệm ung thư vú
Nếu bạn có người thân trong gia đình bị ung thư vú, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên tư vấn di truyền vf yêu cầu bạn làm xét nghiệm để xem bạn có nguy cơ bị các loại ung thư vú nguy hiểm liên quan đến di truyền không (BRCA1 và BRCA2).
Kiểm tra về thể chất
Bạn nên có khoảng 2 bài kiểm tra về thể chất trong suốt tuổi 20 của bạn. Với mỗi bài kiểm tra, bạn nên kiểm tra chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI). Bác sỹ cũng có thể sẽ hỏi bạn về trầm cảm, sử dụng rượu bia và thuốc lá, chế độ ăn uống và luyện tập.
Xét nghiệm cholesterol
Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm cơ bản về nồng độ cholesterol và tryglyceride nếu họ có nguy cơ bị bệnh mạch vành. Sau 45 tuổi, xét nghiệm cholesterol là vô cùng quan trọng bởi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sẽ tăng lên theo tuổi.
Kiểm tra huyết áp
Bạn sẽ được chẩn đoán là tăng huyết áp nếu huyết áp của bạn cao hơn 140/90 mmHg. Bởi vì tăng huyết áp có liên quan đến nhiều loại biến chứng khác nên huyết áp nên được kiểm tra 2 năm một lần nếu huyết áp của bạn từ 120/80 mmHg trở xuống và nên được kiểm tra hàng năm nếu huyết áp của bạn trong khoảng 120-139/80-90 mmHg. Việc kiểm tra huyết áp rât đơn giản có thể tiến hành ở mọi cơ sử y tế
Nếu bạn được chẩn đoán là tăng huyết áp, bạn nên được kiểm tra cả bệnh tiểu đường.
Kiểm tra mắt
Kiểm tra mắt ít nhất mỗi năm một lần nếu bạn đeo kính hoặc đeo kính áp tròng. Nếu bạn không có vấn đề gì về thị lực, việc kiểm tra có thể không cần thiết. Nhưng bạn nên đi khám bác sỹ nhãn khoa nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về thị lực.
Khám răng
Bạn nên đến nha sỹ mỗi năm một lần để kiểm tra và làm sạch răng
Tiêm phòng
Bạn nên tiêm vacxin phòng cúm hàng năm
Bạn nên tiêm phòng bạch hầu – uốn ván mỗi 10 năm. Mũi tiêm đầu tiên có thể là sau 19 tuổi.
Nếu bạn dưới 26 tuổi, bạn nên cân nhắc để tiêm vacxin HPV.
Nếu bạn chưa bao giờ bị thủy đậu, bạn nên tiêm vacxin phòng thủy đậu
Các kiểm tra sức khỏe bạn bắt đầu làm khi bạn 20 tuổi sẽ vẫn nên làm khi bạn 40 tuổi. Tuy nhiên, thời gian của các kiểm tra này sẽ thay đổi. Bạn nên:
Bạn cũng nên tiến hành một vài kiểm tra sức khỏe khi bước vào tuổi 40, bao gồm:
Chụp X quang tuyến vú
Tất cả phụ nữ nên được chụp X quang tuyến vú để kiểm tra ung thư vú. Mức độ thường xuyên xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của bạn. Phụ nữ từ 50-74 tuổi nên được xét nghiệm hàng năm. Phụ nữ dưỡi 50 tuổi nên trao đổi với bác sỹ để xác định xem bao lâu nên chụp X quang tuyến vú một lần, việc này sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh và tình trạng bệnh cụ thể.
Kiểm tra ung thư đại trực tràng
Khi bạn bước vào tuổi 50, bạn nên bắt đầu kiểm tra ung thư đại trực tràng. Nhứng xét nghiệm có thể cần làm bao gồm
Bạn có thể sẽ phải kiểm tra thường xuyên hơn nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng. Bạn nên được làm những xét nghiệm này cho đến khi bạn 75 tuổi.
Kiểm tra mật độ xương
Phụ nữ trên 65 tuổi nên được kiểm tra loãng xương. Nếu bạn đã từng bị gãy xương, bạn nên kiểm tra mật độ xương khi bạn bắt đầu bước vào tuổi mãn kinh. Bạn cũng nên làm xét nghiệm này nếu bạn trên 65 tuổi và có nguy cơ gãy xương cao.
Kiểm tra da
Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, hơn 3.5 triệu người Mỹ được chẩn đoán ung thư da mỗi năm. Để phát hiện sớm ung thư da, bạn nên tự kiểm tra mỗi tháng một lần khi bạn bước vào tuổi 50. Bạn nên kiểm tra các nốt ruồi mới xuất hiện hoặc các nốt ruồi nghi ngờ. Đến gặp bác sỹ da liễu hàng năm để được kiểm tra tổng thể.
Những người có nguy cơ cao bị ung thư da nên bắt đầu kiểm tra sớm hơn. Bao gồm những người thường xuyên ở ngoài nắng, có tiền sử gia đình bị ung thư da hoặc những người có làn da rất trắng.
Các kiểm tra sức khỏe nên làm sau tuổi 65
Thời gian làm xét nghiệm sẽ tiếp tục thay đổi khi bạn lớn tuổi hơn. Kiểm tra huyết áp nên được tiến hành làm hàng năm. Kiểm tra cholesterol nên được kiểm tra từ 3-5 năm một lần. Nếu có điều gì bất thường, bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn
Bạn cũng nên có thêm một số loại kiểm tra sức khỏe khác
Kiểm tra thính lực
Kiểm tra thính lực đồ sẽ kiểm tra khả năng nghe của bạn ở những cường độ và âm lượng âm thanh khác nhau. Bạn nên tiến hành làm bài kiểm tra này mỗi năm một lần.
Những loại kiểm tra khác bạn có thể cần
Ngoài những loại kiểm tra, xét nghiệm thông thường nêu trên, bạn có thể sẽ được yêu cầu làm một số xét nghiệm khác. Không phải tất cả phụ nữ sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm dưới đây:
Kiểm tra bệnh trầm cảm
Tại Mỹ, theo ước tính cứ 8 phụ nữ thì 1 người sẽ bị trầm cảm. Nếu bạn lo lắng về tâm trạng cảm xúc của mình, hãy trao đổi với bác sỹ về loại kiểm tra này.Bác sỹ sẽ hỏi bạn một loạt các câu hỏi về các triệu chứng như các vấn đề về giấc ngủ, cáu gắt, suy giảm ham muốn tình dục hoặc các vấn đề trì trệ
Kiểm tra tiểu đường
Nếu bạn có nguy cơ cao bị tiểu đường, bạn nên được kiểm tra các triệu chứng tiền tiểu đường và tiểu đường khi bắt đầu bước vào tuổi 40. Nếu huyết áp của bạn trên 135/80, bác sỹ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn kiểm tra đái tháo đường typ 2.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.