Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có nên thường xuyên xét nghiệm tế bảo cổ tử cung?

Thường xuyên xét nghiệm tế bào cổ tử cung (hay còn gọi là test Pap smear) đóng vai trò quan trọng hạn chế sự phát triển của ung thư tử cung.

Kiểm tra định kỳ hàng năm là lời khuyên trước đây được nhấn mạnh rất nhiều lần với phụ nữ dù không có phát hiện gì bất thường. Nếu không cập nhật thông tin, bạn có thể sẽ bỏ lỡ một số thông tin quý giá. Thường xuyên  xét nghiệm tế bào cổ tử cung (hay còn gọi là test Pap smear) đóng vai trò quan trọng hạn chế sự phát triển của ung thư tử cung. Tần số phụ nữ đi làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung khác nhau giữa từng người. Và tần suất này phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, tình trạng sức khỏe chung và kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung trước đó (nếu đã từng làm).

Dưới đây là một số lời khuyên của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ dành cho bạn.

Khi nào nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung lần đầu tiên?

Phụ nữ nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung lần đầu tiên khi 21 tuổi và trước đó không nên làm. Bạn hoàn toàn có thể làm xét nghiệm tế bào tử cung trong khi bạn đã tiêm vaccine gây u nhú ở người (HPV), hay gọi là vaccine Gardasil. Nên làm xét nghiệm khi bạn đủ 21 tuổi cho dù độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục là bao nhiều và cho dù gần đây bạn có quan hệ tình dục hay không. Nếu quên không đi làm xét nghiệm, hãy cố gắng thực hiện trong lần khám tiếp theo. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.

Tần suất làm xét nghiệm trước tuổi 30 là bao nhiêu?

Trong khoảng từ 21-30 tuổi, phụ nữ nên làm xét nghiệm này 3 năm/lần. Nếu lần đầu tiên là 21 tuổi, thì lần làm tiếp theo của bạn là 24 tuổi sau đó là 27 và 30 tuổi. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, bạn không nên xét nghiệm HPV ở độ tuổi này.

Tần suất làm xét nghiệm trong khoảng từ 30-65 tuổi là bao nhiêu?

Ở độ tuổi 30, phụ nữ cần làm xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm HPV giúp xác định người bị nhiễm chủng HPV có nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung nếu không được kiểm soát hoặc điều trị. Nếu bạn làm đồng thời cả hai xét nghiệm trên trong cùng một thời điểm, bạn có thể chờ 5 năm sau đó để thực hiện lần xét nghiệm tiếp theo. Nhưng nếu bạn chỉ làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung thì sau đó cứ 3 năm lặp lại một lần. Phụ nữ có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường trước đây, bị nhiễm virus HPV hoặc có nguy có cao ung thư cổ tử cùng cần kiểm tra thường xuyên hơn.

Người  ≥ 65 tuổi

Từ 65 đến 70 tuổi, người có xét nghiệm tế bào cổ tử cung bình thường trong vòng 10 năm qua có thể không cần tiếp tục xét nghiệm. Quyết định này vẫn nên được đưa ra bởi chính bác sỹ điều trị cho bệnh nhân. Phụ nữ có tiền sử ung thư cổ từ cung, kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường hoặc có nguy cơ cao phát triển ung thư cổ tử cung nên tiếp tục kiểm tra trong 20 năm tính từ lúc phát hiện ra bệnh.

Đối tượng nào cần thường xuyên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung?

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung được khuyên nên thường xuyên làm xét nghiệm để sàng lọc. Điều này có thể liên quan đến vấn đề suy giảm miễn dịch, như phụ nữ nhiễm HIV hoặc người có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường.

Tham khảo thêm bài viết Kết quả xét nghiệm máu: Những điều cần biết

CTV Phương Nga - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm