Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngủ quá nhiều ngày Tết gây đau đầu?

Tết là khoảng thời gian nghỉ lễ lớn trong năm, và rất nhiều người chọn lựa phương án nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc mệt mỏi. Một trong những điều có thể coi là “niềm vui” của rất nhiều người trong những ngày Tết chính là dành thời gian để NGỦ. Tuy nhiên, việc ngủ quá nhiều có thể khiến cơ thể gặp phải các vấn đề không tốt cho sức khỏe, trong đó có đau đầu – vấn đề rất hay gặp phải.

Ngủ bao nhiêu là quá nhiều?

Không có con số quy định bạn cần phải ngủ bao nhiêu là đủ. Thời lượng ngủ của bạn thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • tuổi tác
  • thường xuyên tập thể dục hay không
  • tình trạng sức khỏe như thế nào
  • trạng thái tinh thần trong suốt cả ngày ra sao

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thời gian ngủ cần thiết là từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm đối với người trưởng thành từ 18 tuổi đến ngoài 60 tuổi. Một số người có thể cần ngủ nhiều hơn hoặc ngủ ít hơn mức trung bình để có thể cảm thấy sức khỏe bản thân tốt nhất.

Tại sao ngủ nhiều gây đau đầu?

Ngủ quá nhiều là một nguyên nhân vô cùng phổ biến gây nên tình trạng đau đầu. Có nhiều lý do giải thích vì sao ngủ nhiều lại dẫn đến tình trạng này, song các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu kỹ về mối liên quan giữa hai vấn đề.

  1. Sự gián đoạn serotonin

Một số nghiên cứu cho thấy ngủ nhiều gây ra các ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh trong não - đặc biệt là trên chất dẫn truyền thần kinh có tên gọi serotonin. Thông thường, serotonin giúp duy trì nhịp sinh học của cơ thể, duy trì mô hình giấc ngủ theo cơ chế tự nhiên (chìm vào giấc ngủ và thức dậy theo cách cơ thể đã được nghỉ ngơi) và làm mới – khởi động lại các quá trình khác nhau trong hoạt động chung. Để làm điều này, các tế bào thần kinh trong não vận chuyển serotonin đến hàng loạt các thụ thể để sử dụng cho một mục tiêu nhất định. Trong trường hợp này, serotonin dường như điều khiển các thụ thể khiến bạn chìm vào giấc ngủ hoặc thức dậy.

Toàn bộ quá trình này được gọi là đường dẫn truyền thần kinh - là một trong nhiều quá trình diễn ra trong não bộ giúp cơ thể bạn hoàn thành một số tác vụ nhất định. Nói đơn giản, nó như một tín hiệu não bộ khi cơ thể bạn đơn giản cần “bật” và “tắt”.

Khi bạn ngủ quá nhiều, bạn đang làm gián đoạn đường dẫn thần kinh của não bộ. Nếu bạn tiếp tục ngủ ngay sau khi serotonin đã báo hiệu cho các thụ thể của cơ thể để khiến bạn thức dậy, lúc này cơ thể bạn không còn thực sự được nghỉ ngơi nữa. Khi đó, cơ thể sẽ nghĩ rằng nó đang trong trạng thức và bắt đầu cần được nuôi dưỡng từ thực phẩm và nước để khôi phục lại lưu lượng máu tuần hoàn và khôi phục hoạt động thần kinh trong não đã bị chậm lại trong khi ngủ.

Vì vậy, nếu bạn ngủ thêm vài giờ sau khi cơ thể bắt đầu xác định rằng “đã đến giờ hoạt động”, bạn có thể bị đau đầu do thiếu chất dinh dưỡng nhẹ và mất nước. Tình trạng đau đầu có thể biến mất cho đến khi bạn ăn uống trở lại.

  1. Rối loạn giấc ngủ

Một khả năng khác là bạn có thể đang gặp phải rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Mất ngủ có nghĩa là ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn đang ngủ, não của bạn vẫn không thể đi vào giấc ngủ hoàn toàn, đặc biệt là không thể đi vào chu kì REM - một phần quan trọng của chu kỳ giấc ngủ cần thiết để có một giấc ngủ ngon.

Theo nghiên cứu, khi bạn không ngủ đủ phần đầu của giai đoạn giấc ngủ, cơ thể sẽ tạo ra nhiều loại protein nhất định kích thích hệ thần kinh của bạn và khiến bạn dễ bị đau nửa đầu khi thức dậy. Đối với chứng ngưng thở khi ngủ - một chứng rối loạn nhịp thở làm giảm lượng oxy đến não của bạn trong khi ngủ cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và làm hạn chế lưu lượng máu lên não, kéo theo tình trạng đau đầu khi bạn thức dậy.

  1. Lo âu

Có một mối liên quan chặt chẽ giữa chứng lo âu và tình trạng rối loạn đau đầu như chứng đau nửa đầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lo âu và các rối loạn tâm trạng khác như trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ và ngủ quá nhiều.

Nhiều người gặp phải chứng đau nửa đầu có xu hướng bị đau nửa đầu vào những ngày nghỉ, không chỉ do ngủ quá nhiều mà còn do mức độ căng thẳng lúc này đã giảm xuống. Theo nghiên cứu, việc giảm mức độ căng thẳng có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu.

Những nguyên nhân nào khác có thể gây đau đầu khi bạn thức dậy?

  • Chứng mất ngủ tạm thời hoặc mất ngủ kinh niên
  • Lo lắng làm gián đoạn giấc ngủ
  • Chứng nghiến răng khi ngủ làm căng cơ vùng đầu và cổ
  • Ngáy khi ngủ
  • Tình trạng mất nước của cơ thể
  • Sử dụng rượu làm gián đoạn nhịp sinh học
  • Lạm dụng quá nhiều caffeine hoặc rượu
  • Bỏ bữa

Đôi khi đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức nếu thấy bản thân đang gặp phải:

  • Tình trạng đau đầu đột ngột, dữ dội
  • Đau đầu xảy ra sau chấn thương vùng đầu
  • Đau đầu tái phát, đặc biệt nếu tình trạng này xảy ra lần đầu tiên
  • Đau đầu kèm theo các triệu chứng như lú lẫn, suy nhược, các vấn đề về thị lực, khó thở hoặc mất ý thức

Làm gì để giảm đau đầu sau khi ngủ dậy?

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giải tỏa cơn đau đầu:
  • Sử dụng thuốc giảm đau đầu
  • Tập các bài tập giãn cơ đầu và cổ để giảm căng thẳng
  • Uống nước để bù lượng nước cho cơ thể
  • Nhâm nhi một tách trà thảo mộc nóng như trà gừng hoặc trà hoa cúc
  • Sử dụng một miếng gạc nóng hoặc lạnh để giãn các cơ bị căng và kích thích tăng lưu lượng máu
  • Sử dụng liệu pháp hương thơm như hương hoa oải hương…
  • Thử các bài tập thở để thư giãn cơ thể
  • Nếu bạn có thể, hãy nằm trên giường lâu hơn một chút và thư giãn nhưng hãy nhớ: ĐỪNG NGỦ TIẾP

Tổng kết

Không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu rõ lý do tại sao ngủ nhiều lại có thể khiến đau đầu. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy tình trạng đau đầu chủ yếu liên quan đến sự gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể.

Bạn có thể làm nhiều cách khác nhau để giúp giảm hoặc ngăn ngừa tình trạng đau đầu sau khi thức giấc. Đó có thể là thực hiện thay đổi lối sống để giúp duy trì giấc ngủ lành mạnh và tốt hơn. Bạn cũng nên dành thời gian vào buổi tối trước khi đi ngủ để cơ thể và trí não thư thái trước khi chìm vào giấc ngủ.

Tham khảo thêm thông tin tại: Bí quyết giúp bạn có giấc ngủ ngon trong kỳ nghỉ lễ

 

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm