Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo trị nứt gót chân đơn giản tại nhà

Không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, nứt gót chân còn gây đau đớn, ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Một số biện pháp đơn giản sau có thể thực hiện tại nhà, giúp bạn tạm biệt gót chân nứt nẻ, thô ráp.

 

Mẹo trị nứt gót chân đơn giản tại nhà

Gót chân là bộ phận cần được chăm sóc trong mùa Đông

Nguyên nhân gót chân nứt nẻ

Nứt gót chân thường gặp ở người có cơ địa da khô và thường diễn tiến nặng hơn vào mùa hanh khô. Biểu hiện là gót chân bị bong tróc, nứt da, ngứa ngáy, thậm chí chảy máu.

Thiếu độ ẩm là nguyên nhân chính khiến "gót sen" không còn mịn màng

Ngoài ra, một số yếu tố sau có thể dẫn đến tình trạng gót chân khô nẻ:

- Thói quen đứng lâu, áp lực lên gót chân thường xuyên, đi lại trên mặt phẳng gồ ghề

- Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất

- Tắm nước nóng quá lâu, tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh

- Giày dép không vừa chân, không nâng đỡ được phần gót

- Các vấn đề da liễu như vảy nến, viêm da cơ địa, bệnh lý bàn chân ở người đái tháo đường...

Biện pháp cải thiện tình trạng nứt gót chân

Do vị trí gót chân, phải đi lại, ma sát với mặt đất, giày dép, vết nứt dễ bị nhiễm bụi bẩn, chuyển màu đen, thậm chí dễ bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập. Một số biện pháp sau giúp bạn giảm bớt tình trạng nứt nẻ gót chân ngay tại nhà:

Vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ

Ngâm chân với nước ấm pha muối loãng giúp vệ sinh bàn chân nứt nẻ

Khi đã bị nứt gót chân, bạn cần lưu ý vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc. Chất tẩy rửa tạo bọt trong xà phòng có thể làm da gót chân trở nên khô và đau hơn nhiều lần. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước chè tươi (đun sôi và pha loãng với nước lạnh) để làm sạch những bụi bẩn bám ở chân và gót chân.

Người có các vết chai dày, chảy máu hoặc có bệnh lý đái tháo đường không nên tự ý tẩy tế bào chết cho chân tại nhà. Bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa da liễu để bác sỹ thực hiện thủ thuật gọt chai chân an toàn.

Tẩy tế bào chết cho chân

Để ngăn ngừa các vết nứt xuất hiện, bạn cần tẩy tế bào chết cho gót chân thường xuyên. Sau khi vệ sinh chân sạch sẽ, bạn cần ngâm chân với nước muối loãng (hoặc nước giấm táo loãng) trong 15 phút để làm mềm da chân. Bạn có thể dùng đá kỳ, đá bọt nhẹ nhàng chà xát gót chân để làm bong các vảy sừng da.

Dưỡng ẩm cho gót chân

Sau khi làm sạch và vệ sinh gót chân, đây là thời điểm thích hợp để tiến hành chăm sóc gót chân bằng kem dưỡng ẩm, mỡ dưỡng ẩm chuyên dụng. Với những vết nứt nhỏ gây đau khi di chuyển, bạn có thể sử dụng băng cá nhân dạng lỏng (liquid bandage) để sơ cứu và lấp đầy khe nứt.

Dầu dừa và mặt nạ chuối giúp dưỡng ẩm cho gót chân nứt nẻ

Ngoài ra, bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu olive, bơ shea (bơ hạt mỡ), chuối nghiền… xoa bóp và ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ. Các thành phần dưỡng ẩm sẽ hình thành một lớp bảo vệ trên da chân, làm giảm đáng kể các triệu chứng da dày lên và nứt.

Dùng kem trị nứt gót chân

Do vị trí gót chân, phải đi lại, ma sát với mặt đất, giày dép, vết nứt dễ bị nhiễm bụi bẩn, chuyển màu đen, thậm chí dễ bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập. Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm điều trị nứt gót chân có tác dụng chống viêm nhiễm và dưỡng ẩm cho da. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ về thuốc bôi phù hợp với tình trạng nứt gót chân của mình. Không tự ý bôi thuốc kháng sinh hoặc thuốc không rõ nguồn gốc khi chưa có chỉ định bác sỹ.

Sử dụng giày, tất hợp lý

Trong quá trình điều trị nứt gót chân, bạn cần bảo vệ bàn chân với giày dép, ủng lao động rộng rãi, êm ái và thuận tiện cho việc đi lại. Trong mùa Đông, bạn cần đi tất làm từ chất liệu tự nhiên, thoáng khí như cotton để giữ ấm đôi chân. Vào ban đêm, bạn có thể thoa một lớp Vaseline lên gót chân và đi tất để khóa lại độ ẩm trong khi ngủ.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 7 lý do vì sao bàn chân bị bong da và nứt nẻ nhiều
Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm