Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mang tất khi đi ngủ có giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ không?

Đi tất khi đi ngủ không chỉ giúp ngủ ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về những lợi ích của việc mang vớ khi đi ngủ cùng với các lời khuyên khác để có được giấc ngủ chất lượng.

Đi tất đi ngủ có giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ?

Đi tất khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện giấc ngủ. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, đi tất khi đi ngủ có thể ngăn ngừa chứng lạnh chân - một cảm giác có thể đặc biệt khó chịu và cản trở khả năng đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, nguyên nhân chính về lý do tại sao mang tất đi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn dựa trên khái niệm nhiệt độ cơ thể cốt lõi sẽ ảnh hưởng đến việc giấc ngủ ngon như thế nào.

Nhiệt độ cơ thể gắn liền với nhịp sinh học của bạn, tức là các quá trình chuyển hóa trong cơ thể được điều chỉnh bằng chu kỳ thức ngủ. Nhiệt độ cơ thể tăng đều đặn suốt cả ngày và sau đó giảm vào ban đêm. Khi nhiệt độ giảm xuống, về cơ bản, quá trình hạ nhiệt độ báo hiệu cho cơ thể rằng đã đến lúc chuẩn bị đi ngủ. Đây cũng là lý do tại sao nhiệt độ phòng mát hơn là tốt nhất cho giấc ngủ.

Để thay đổi nhiệt độ bên trong, cơ thể cần có khả năng giữ hoặc giảm nhiệt hiệu quả. Điều này chủ yếu được thực hiện thông qua da, nơi có mạng lưới các mạch máu gọi là mao mạch dưới da.

Khi đi tất lúc ngủ, tất sẽ giúp làm ấm và thư giãn chân, từ đó giúp giãn rộng các mạch máu, cải thiện lưu thông; đồng thời giúp cơ thể giải phóng nhiều nhiệt hơn và hạ nhiệt độ tổng thể. Kết quả là bạn có thể ngủ nhanh và sâu hơn. Vào năm 2006, các nhà nghiên cứu đã thực hiện thử nhiệm nhiều phương pháp giúp hỗ trợ giấc ngủ khác nhau trên đối tượng có hoặc không mắc chứng mất ngủ mạn tính. Kết quả đã chỉ ra rằng, người trưởng thành ở cả 2 nhóm đi tất ngủ nhanh hơn những người không đi.

Hơn nữa, một nghiên cứu vào tháng 4 năm 2019 trên ‌Journal of Physiological Anthropology‌ đã phát hiện ra rằng, những người tham gia đi vào giấc ngủ trung bình nhanh hơn 7,5 phút và ngủ lâu hơn 32 phút so với việc không đi tất.

Mặc dù xỏ một đôi vào ban đêm sẽ ngủ nhanh hơn, nhưng cách này không phải là sự thay thế cho việc điều trị chứng mất ngủ hoặc các vấn đề về giấc ngủ khác. Đi tất khi đi ngủ nên được coi như một trong những yếu tố cải thiện giấc ngủ tương tự như giảm nhiệt độ và tránh ánh sáng xanh trước khi đi ngủ.

Đọc thêm bài viết:  Tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ nhỏ

Lợi ích khác của việc đi tất khi đi ngủ

Mặc dù đi tất khi đi ngủ không đảm bảo cho giấc ngủ nhanh hơn và sâu hơn, nhưng có một số ưu điểm khác mà việc này có thể mang lại:

  1. Đi tất khi đi ngủ có thể giúp kiểm soát triệu chứng của hội chứng Raynaud

Bàn chân lạnh thường gặp ở những người mắc bệnh hoặc hội chứng Raynaud - một tình trạng khiến các mạch máu ở tứ chi co lại, làm giảm lưu thông máu và khiến một số bộ phận của cơ thể, đặc biệt là ngón tay và ngón chân trở nên lạnh, tê và đổi màu. Những cơn đau này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả việc tiếp xúc với không khí lạnh. Do đó, mang tất vào ban đêm là một điều đơn giản có thể giúp giải quyết tác nhân phổ biến này bởi đi tất giúp ngăn các triệu chứng bùng phát bằng cách giữ ấm tứ chi và máu lưu thông.

  1. Đi tất khi đi ngủ có thể hạn chế các cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh

Giống như cảm giác lạnh cóng có thể khiến bạn mất ngủ hay đổ mồ hôi như thể bạn đang ở trong một ngày hè oi ả — một triệu chứng phổ biến gọi là "bốc hỏa" xảy ra trong thời kỳ mãn kinh cũng có ảnh hưởng tương tự. Những cơn bốc hỏa được gây ra bởi sự dao động nội tiết tố làm mất hệ thống điều nhiệt của cơ thể. Nói cách khác, nếu nội tiết tố không ổn định, nhiệt độ cơ thể của bạn cũng có thể bị giảm sút.

Tuy nhiên, nhờ khả năng hạ thấp nhiệt độ cơ thể, tất có thể giúp bạn tránh bất kỳ sự tăng đột ngột nào về nhiệt độ - một trong những lý do khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

  1. Đi tất giúp giữ ẩm cho chân

Da khô, nứt nẻ có thể gây khó chịu ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là ở bàn chân và gót chân. Đi tất khi ngủ có thể làm dịu mọi kích ứng do vết nẻ gây ra. Thực hiện dưỡng ẩm cho chân rất đơn giản, bạn có thể bắt đầu bằng cách thoa kem dưỡng da cho bàn chân trước khi đi một đôi tất cotton để giúp khóa chất dưỡng ẩm, giúp bàn chân không bị khô thêm.

Đọc thêm bài viết: Tạo thói quen đi ngủ cho trẻ

Loại tất nào tốt nhất để đi khi ngủ?

Khi chọn loại tất để đi ngủ, sự thoải mái là yếu tố then chốt. Do đó, bạn không nên lựa chọn bất kỳ đôi tất nào quá chật hoặc gây khó chịu. Cụ thể hơn, bạn nên đi ngủ với những đôi tất làm từ sợi tự nhiên như bông, len cashmere hoặc len Merino, vì chúng mang lại cả sự ấm áp và thoáng khí. Những đôi tất này cũng rất phù hợp với những người bị ra mồ hôi chân. Tuy nhiên, dù bạn mặc gì, hãy đảm bảo thực hành vệ sinh cơ bản. Làm sạch chân và thay tất hàng đêm để tránh tích tụ vi khuẩn và bị kích ứng da.

Nếu bạn thích ngủ chân trần và có thể có một giấc ngủ hoàn toàn bình thường thì bạn có thể không nhất thiết phải mang tất khi ngủ. Nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc đi vào giấc ngủ thì mang tất khi ngủ có thể là một kỹ thuật đơn giản và không tốn kém để thử. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đó không phải là một giải pháp kỳ diệu hay một phương pháp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ thực sự. Những người có một số vấn đề y tế ảnh hưởng đến tuần hoàn nên đi khám với bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

Xem thêm