Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những việc nên làm và không nên làm khi bé buồn ngủ

Đọc bài viết sau để biết bạn nên và không nên làm gì khi em bé đang buồn ngủ.

1. Nên: để ý những dấu hiệu buồn ngủ của trẻ

Nếu em bé bắt đầu ngáp, bạn có thể hiểu là đã đến giờ ngủ của con. Bên cạnh đó vẫn có những dấu hiệu khác báo hiệu cơn buồn ngủ cho trẻ như: dụi mắt, khóc và quấy khóc. Nếu trẻ đang quá mệt mỏi sẽ khó vào giấc ngủ thì hãy để ý những dấu hiệu này. Ngoài ra, trẻ lớn hơn cũng có thể hành động vụng về, đeo bám và hiếu động khi cảm thấy buồn ngủ.

2. Không nên: Để trẻ ngủ trên ghế ô tô

Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ ngủ quên trên ghế ô tô? Ngủ một giấc ngắn cũng được, nhưng đừng để trẻ ngủ ở đó qua đêm. Để có cách ngủ an toàn nhất, hãy đặt trẻ nằm ngửa trên tấm nệm chắc chắn trong cũi bởi điều này có thể làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

3. Nên: Biết khi nào trẻ ngủ nhiều

Giấc ngủ của trẻ có thể không giống như lúc mới sinh. Trẻ sơ sinh có thể ngủ khoảng 16 giờ một ngày, thức dậy để bú và thay tã. Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Khi được 6 tháng, một số trẻ có thể ngủ suốt đêm cộng thêm 2 - 3 giấc ngủ ngắn ban ngày. Nhưng đừng lo lắng nếu con bạn không như vậy, vì mỗi em bé là khác nhau.

Đọc thêm bài viết:  Tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ nhỏ

4. Không nên: Dựa vào những giấc ngủ ngắn để di chuyển

Bạn có thể muốn chợp mắt một lúc vào thời gian di chuyển trên xe hoặc giữa các khoảng thời gian làm việc và thỉnh thoảng chợp mắt như vậy cũng không sao. Tuy nhiên, những giấc ngủ ngắn liên tục khi di chuyển có thể không giúp trẻ có được thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Nếu trẻ luôn tỏ ra mệt mỏi, cáu kỉnh và lịch trình của bạn dày đặc, hãy cân nhắc cắt giảm hoặc sắp xếp lại lịch trình của mình. Cùng với đó, bạn cũng có thể nhờ người trông trẻ giúp đỡ để trẻ có những giấc ngủ ngắn đều đặn và thời gian ngủ dài hơn.

5. Nên: Tách giờ ăn và giờ đi ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ sau khi bú là điều tự nhiên và cho trẻ bú khi đi ngủ là một cách tuyệt vời để bạn cảm thấy gần gũi với con mình. Tuy nhiên, theo thời gian, đây có thể trở thành cách duy nhất để trẻ có thể chìm vào giấc ngủ. Trẻ nên học cách tự ngủ. Cố gắng tách việc cho trẻ bú khỏi giấc ngủ ngắn dù chỉ trong vài phút. Mặt khác, chơi với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe hoặc thay tã sau khi trẻ bú và trước khi trẻ chìm vào giấc ngủ cũng có thể hữu ích.

6. Nên: Ngủ trưa kéo dài

Trẻ đã hơn 6 tháng tuổi nhưng vẫn ngủ rất nhiều giấc ngắn 20 phút trong ngày có thể khiến bạn lo lắng. Do đó, để khuyến khích trẻ ngủ trưa lâu hơn, bạn có thể giữ trẻ tỉnh táo vào khoảng thời gian thức và kéo dài thời gian giữa các giấc ngủ ngắn của bé.

7. Nên: Thiết lập một thói quen

Đặt một thói quen ngủ cho trẻ và tuân thủ nó khi có thể. Bạn có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn bằng cách:

  • Cho trẻ đi ngủ các giấc ngủ ngắn có khoảng thời gian tương đương mỗi ngày.
  • Tránh ngủ trưa muộn. Nếu trẻ khó ngủ vào ban đêm, hãy dành thời gian ngủ trưa sớm hơn hoặc đánh thức trẻ khỏi giấc ngủ ngắn trước khi đi ngủ ban đêm.
  • Sử dụng cũi vào ban đêm và thời gian ngủ trưa, điều này sẽ giúp trẻ nghĩ rằng "ngủ" khi ở trong đó.

8. Không nên: Vội vàng

Hắt hơi, nấc cụt, thút thít, thở dài và thậm chí cả tiếng rít là những tiếng ồn phổ biến khi bé ngủ. Tuy nhiên bạn không cần phải vội vã. Ngay cả việc quấy khóc cũng có thể chỉ đơn giản là em bé đã ổn định vào giấc ngủ. Đợi một chút trước khi kiểm tra trẻ - tất nhiên là trừ khi bạn nghĩ rằng trẻ thật sự đang không an toàn, không thoải mái hoặc đói.

Đọc thêm bài viết: Tạo thói quen đi ngủ cho trẻ

9. Nên: Đặt trẻ xuống khi thức

Sau một vài tuần, em bé của bạn không cần phải ngủ say khi bạn đặt chúng xuống bởi buồn ngủ là đủ. Bạn sẽ dạy trẻ cách tự ngủ mà không cần được bế, đu đưa hoặc cho ăn. Điều này cũng có thể giúp trẻ học cách tự ngủ trở lại nếu trẻ thức dậy vào ban đêm.

10. Nên: Nghĩ về sự an toàn

Nếu em bé của bạn ngủ quên trên ghế sô pha, giường, đệm nước hoặc sàn nhà thì bạn nên bế trẻ về giường của trẻ. Bởi những nơi đó không an toàn cho trẻ ngủ. Một lưu ý khác mà bố mẹ cần ghi nhớ đó là luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ để giúp ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Lấy chăn, gối, thú nhồi bông, tấm chắn và những thứ mềm khác ra khỏi nôi hoặc giường của trẻ. Đừng để trẻ đi ngủ cùng với những đứa trẻ hoặc vật nuôi khác. 

Tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc rất hay gặp ở trẻ nhỏ trong những năm đầu sau sinh, nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng không tốt đến điều hòa hormone tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ. Để biết thêm chi tiết về cách phòng chống rối loạn giấc ngủ cho bé, bạn có thể gọi điện tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam, website: https://viamclinic.vn/  hoặc số điện thoại 0935183939 để được tư vấn. 

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Xem thêm