Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dinh dưỡng cho mùa hè khỏe mạnh

Những ngày hè nắng nóng sẽ khiến nhiều người dễ rơi vào trạng thái mất nước, mệt mỏi, thậm chí một số cơ quan chức năng sẽ bị rối loạn. Đây là lúc cần chú ý chăm sóc sức khỏe, giải nhiệt hợp lý bằng các thức uống lành mạnh.

Bạn đừng ngạc nhiên nếu biết sữa đậu nành có những yếu tố giải nhiệt hiệu quả mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Dinh dưỡng cho mùa hè khỏe mạnh - Ảnh 1.

Nắng nóng dễ làm cơ thể mất nước và chất khoáng.

Sữa đậu nành - không chỉ giải nhiệt mà còn lợi trăm bề

Khi nóng bức, cơ thể thường nhanh chóng mất nước và chất điện giải thông qua việc tiết nhiều mồ hôi. Việc uống sữa đậu nành trong những ngày hè là cách giúp bổ sung nước, chất điện giải, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và duy trì cường độ làm việc hiệu quả.

Lý giải điều này, Đông y cho rằng đậu nành vị ngọt, tính bình, giúp giải độc, bổ dưỡng, trừ phiền... Vào mùa hè, cơ thể phải vận động nhiều khiến bạn dễ mệt mỏi, tinh thần uể oải, suy nhược. Khi đó, uống sữa đậu nành là một sự lựa chọn hợp lý bởi đậu nành có vị ngọt mát, có tác dụng giải nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thũng, lợi tiểu, chữa lở loét. Đông y cũng xem đậu nành là một loại "dược thực lưỡng dụng" (vừa là thực phẩm vừa là thuốc). Ngoài ra, đậu nành còn chứa đủ các loại axit amin, giàu carbohydrate, enzym, vitamin và muối khoáng… tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể. 

Còn theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các loại đậu, đặc biệt là đậu nành, chính là loại thức ăn có lượng đạm rất cao, giàu vitamin và khoáng chất. Nguồn đạm trong đậu nành có giá trị như đạm động vật. Đây là nguồn thực phẩm dồi dào đạm dễ hấp thu, kẽm, sắt, lysine và các vitamin. Dùng đậu nành còn giúp giảm cholesterol xấu, điều hòa huyết áp, giảm co thắt tim, phòng tránh bệnh đái tháo đường, thừa cân béo phì. Ngoài ra các thành phần đặc biệt trong đậu nành như Isoflavone giúp ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ hấp thụ canxi cho cơ thể…(**)

Chính vì thế, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến nghị nên bổ sung ít nhất 25g đạm đậu nành mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tật và hạn chế bệnh tim mạch. 

Chủ động dinh dưỡng cân bằng - duy trì thói quen lành mạnh 

Bạn có thể dùng sữa đậu nành giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, chỉ cần lưu ý khi mới đi ngoài trời nắng nóng, cần uống từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhanh, nhiều cùng lúc. Bên cạnh đó bạn có thể dùng đậu nành để pha chế thành nhiều loại đồ uống khác nhau, như sinh tố, nước ép trái cây, trà sữa,... để tăng thêm vị thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, không chỉ trong ngày hè, mà việc duy trì thói quen uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ giúp bạn và gia đình có thêm nguồn dinh dưỡng thực vật cân bằng với dinh dưỡng động vật – vốn đang là một xu hướng được khuyến khích trên toàn thế giới.

Với cuộc sống hiện đại, việc giải khát hay bổ sung dinh dưỡng bằng sữa đậu nành có thể dễ dàng hơn với  nhiều sản phẩm sữa đậu nành đóng hộp tiện lợi giúp bạn thuận tiện khi đi tập thể dục thể thao hoặc mang đi làm, đi công tác xa… 

Dinh dưỡng cho mùa hè khỏe mạnh - Ảnh 3.

Cuối cùng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể uống sữa đậu nành vào bất kỳ lúc nào trong ngày như buổi sáng, buổi trưa, ban đêm trước khi đi ngủ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Uống nước trước bữa ăn sáng có giúp giảm cân không?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

Xem thêm