Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lý giải triệu chứng 'ngón chân co cứng' xuất hiện ở bệnh nhân mắc COVID-19

"Ngón chân co cứng" - một triệu chứng bất thường của COVID-19 có thể ảnh hưởng đến bàn chân và bàn tay của một số bệnh nhân.

Triệu chứng "bàn chân co cứng" ở bệnh nhân mắc COVID-19.

"Ngón chân co cứng"

Triệu chứng gọi là "ngón chân co cứng" được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2020 khi bắt đầu đại dịch, bắt gặp ở nhiều trường hợp bệnh nhân COVID-19 là trẻ em và thanh niên.

Những bệnh nhân mắc COVID-19 bị triệu chứng này cho biết, các nốt ban đỏ xuất hiện bất thường trên ngón chân và bàn tay của họ, và biến thành các tổn thương giống như mụn nước, đôi khi phát ban gây ngứa hoặc các vết sưng đỏ gây đau đớn.

Sofia, 13 tuổi ở  Clackmannanshire, Scotland cho biết cô bé hầu như không thể đi bộ hoặc đi giày khi bị triệu chứng COVID-19 ngón chân hồi đầu năm nay.

Theo bác sĩ nhi khoa Anh Ivan Bristow, ở hầu hết những người mắc phải triệu chứng như Sofia, tình trạng bệnh có xu hướng tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, một số người có thể cần điều trị bằng kem và các loại thuốc khác.

Một năm trôi qua, các nhà khoa học cho biết đã tìm ra nguyên nhân tại sao một số bệnh nhân mắc COVID-19 gặp phải triệu chứng khá kỳ lạ này.

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Paris (Pháp) đã tiến hành một nghiên cứu riêng biệt về triệu chứng này, tiến hành phân tích mẫu máu và sinh thiết da từ 50 bệnh nhân có triệu chứng trong đợt bùng phát vào tháng 4/2020. Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Da liễu Anh.

Theo đó, các nhà nghiên cứu tin rằng triệu chứng này có biểu hiện giống như bệnh chilblain (bệnh cước - xuất hiện các nốt, mảng da mềm màu đỏ hoặc tím khi phản ứng với lạnh), là một tác dụng phụ của hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức khi chống lại virus.

Khi cơ thể "gồng lên" chống virus

Các mẫu máu và sinh thiết da từ bệnh nhân mắc COVID-19 có triệu chứng "ngón chân co cứng" cho thấy hai điều quan trọng. Một là, các nhà nghiên cứu tìm thấy hàm lượng cao của một loại protein được gọi là interferon loại 1, đây là "chìa khóa" giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mức độ cao của một loại kháng thể có thể tấn công nhầm vào các tế bào của cơ thể, thay vì chỉ là virus. Theo các nhà nghiên cứu, các tế bào lót các mạch máu nhỏ cung cấp cho các khu vực bị ảnh hưởng cũng có thể đóng một vai trò trong các tổn thương màu đỏ.

Tuy chưa thể khẳng định là nhiễm SARS-CoV-2 gây tổn thương cho cơ thể giống bệnh chilblain song nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Paris cho thấy rằng đỉnh điểm xuất hiện triệu chứng "ngón chân co cứng" trùng với cao điểm tử vong do COVID-19 vào năm 2020, gợi ý rằng rối loạn này có liên quan chặt chẽ đến nhiễm trùng SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện của họ sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bất thường của bệnh COVID-19.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bạn biết gì về “Ngón chân COVID”?

Hà Anh (Theo BBC, Stuff) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm