Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn tẩy giun ở trẻ nhỏ

Nhiễm giun gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển dài lâu của trẻ. Tuy nhiên, dấu hiệu trẻ nhiễm giun thường giống với các bệnh khác nên cha mẹ khó nhận biết, dễ bỏ qua, khiến cho tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng xấu đến trẻ. Hãy tham khảo những dấu hiệu của trẻ nhiễm giun và biện pháp để cải thiện tình trạng này.

1. Nguyên nhân khiến trẻ nhiễm giun

Theo thống kê, hiện nay có trên 240 loại giun sán gây bệnh ở người và nhiễm giun được coi là một bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng giun sán sống kí sinh tại đường ruột, “cướp” các chất dinh dưỡng của cơ thể vật chủ, tiếp tục sinh sản ngay trong đường tiêu hóa. Sau đó, trứng giun sán sẽ theo phân ra môi trường bên ngoài và gây nhiễm bệnh cho con người cũng như các loài động vật theo nhiều cách khác nhau. Đất, nước, dụng cụ nấu ăn, bề mặt nhà vệ sinh, thậm chí các loại thực phẩm là những nơi có nguy cơ nhiễm và tồn tại trứng giun rất cao.

Do đó, những người có thói quen hoặc sở thích thường xuyên ăn đồ sống, những món tái sẽ có khả năng nhiễm giun cao. Đối với trẻ nhỏ, các hành vi mất vệ sinh như nghịch đất cát, chơi ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, rửa tay không sạch, hay đưa tay vào miệng,... chính là con đường giúp giun sán dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ dễ nhiễm giun là do cha mẹ không có ý thức tẩy giun định kỳ cho trẻ.

Hậu quả của tình trạng nhiễm giun là trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Ngoài ra, sự ngứa ngáy, khó chịu sẽ làm gián đoạn quá trình học tập và sinh hoạt của trẻ.

Nguy hiểm hơn, nhiễm giun có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, như: tắc ruột, giun chui ống mật, viêm nhiễm các cơ quan khác ngoài đường tiêu hóa và cần phải có biện pháp điều trị đặc hiệu, lâu dài.

Vậy, đâu là những dấu hiệu hoặc triệu chứng giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị nhiễm giun?

2. Các dấu hiệu nhiễm giun ở trẻ

  • Đau bụng: cảm giác đau bụng âm ỉ rất thường gặp ở trẻ nhiễm giun do sự kích thích gây viêm đường ruột và rối loạn tiêu hóa.
  • Tiêu chảy.
  • Đầy bụng, buồn nôn, nôn.
  • Trẻ xanh xao, mệt mỏi, uể oải do giun sán kí sinh tại nhiều vị trí trong đường ruột và hấp thu các chất dinh dưỡng. Mặc dù trẻ vẫn cảm giác thèm ăn, thậm chí ăn rất nhiều nhưng không tăng cân và kém năng lượng hoạt động.
  • Trẻ ngứa, hay gãi vùng hậu môn. Do khó chịu tại vùng này, trẻ nhiễm giun thường khó ngủ và khi ngủ thường nằm sấp.
  • Một số trẻ có cảm giác đau tại các vị trí cơ, khớp: điều này là do ký sinh trùng đã xâm nhập vào khối cơ, các khớp và gây đau hoặc viêm tại các khu vực này.

Đọc thêm tại bài viết: Những mẹo điều trị giun kim tại nhà

3. Hướng dẫn tẩy giun cho trẻ nhỏ

  • Độ tuổi và tần suất tẩy giun

Tổ chức Y tế Thế giới - WHO khuyến cáo nên bắt đầu tẩy giun cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên bởi đây là giai đoạn trẻ có nguy cơ và tỷ lệ nhiễm giun cao nhất. Đối với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo (2-5 tuổi), cha mẹ nên thực hiện tẩy giun định kỳ. Cụ thể, nên tẩy giun hàng năm hoặc 2 lần/năm cho trẻ nhỏ.

Tại Việt Nam, quyết định 6437/QĐ-BYT ngày 25/10/2018 của Bộ Y Tế khuyến cáo tẩy giun cho trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên, tần suất hàng năm hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào khu vực trẻ đang sinh sống.

  • Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ

Mebendazol và Albendazol là hai loại thuốc an toàn, ít các tác dụng phụ và được sử dụng phổ biến. Các thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế ngăn ngừa quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của giun sán, khiến chúng không thể tồn tại và sinh sản trong cơ thể con người được.

Liều lượng:

- Trẻ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi: 1 liều duy nhất  Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg.

- Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: 1 liều duy nhất  Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg.

  • Lưu ý:

- Trẻ có thể sẽ gặp tình trạng khó nuốt thuốc viên, do đó, cha mẹ nên chia nhỏ hoặc nghiền viên thuốc để trẻ dễ uống. Hoặc có thể dùng các loại thuốc tẩy giun dạng dung dịch thích hợp với trẻ.

- Thuốc tẩy giun không nhất thiết phải sử dụng trước hoặc sau bữa ăn mà có thể sử dụng bất cứ khi nào.

- Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi trẻ uống thuốc tẩy giun như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,... Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ thường tự hết và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này rất trầm trọng hoặc kéo dài hơn 2 ngày, cần đưa trẻ đi khám để kịp thời xử trí.

4. Một số biện pháp phòng bệnh: cha mẹ lưu ý các biện pháp sau đây để phòng nhiễm giun sán cho trẻ.

1. Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ và hướng dẫn trẻ thực hành các thói quen vệ sinh cá nhân, bao gồm:

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi chơi đùa, sau khi tiếp xúc với đất và sau khi đi vệ sinh. Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút ngón tay, không đưa tay lên miệng.

- Luôn đi giày, dép, không ngồi lê trên đất, cát. 

- Ăn uống bảo đảm vệ sinh, ăn chín, uống chín.

2. Vệ sinh môi trường sống xung quanh:

- Xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không dùng phân tươi bón ruộng và cây trồng, không phóng uế bừa bãi.

- Thường xuyên vệ sinh trường lớp, nhà cửa sạch sẽ.

Tham khảo thêm thông tin: Phòng nhiễm giun ở trẻ em

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm