Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm ruột thừa ở trẻ em: những điều cần biết

Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở trẻ em, nhưng những dấu hiệu của bệnh rất dễ nhầm với các bệnh khác và bị bỏ qua, gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Đau bụng là hiện tượng rất thường gặp, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù cơn đau bụng chiếm khoảng 9% số trường hợp trẻ em đến khám tại các cơ sở y tế, nhưng những cơn đau bụng mà trẻ gặp phải thường là một vấn đề gì đó không đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như:

  • Táo bón
  • Đầy hơi
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn
  • Nuốt nhiều không khí
  • Lo lắng
  • Dị ứng thực phẩm nhẹ
  • Nhiễm trùng dạ dày hoặc đường ruột (viêm dạ dày ruột)

Câu hỏi thường gặp

  • Viêm ruột thừa là gì?

Viêm ruột thừa là một tình trạng bệnh lý trong đó ruột thừa - là một ống nhỏ hình ngón tay, nằm ở đáy manh tràng - bị viêm.

  • Viêm ruột thừa ảnh hưởng đến trẻ em khác với người lớn như thế nào?

Ở hầu hết người lớn, triệu chứng phổ biến bao gồm ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn, sốt nhẹ, khó xì hơi hoặc đi tiêu, bụng phình to, táo bón hoặc tiêu chảy. Nhưng ở trẻ em, những triệu chứng này có thể không phải do trẻ bị viêm ruột thừa. Khi trẻ bị viêm ruột thừa, trẻ có thể bị sốt và đau dữ dội, cơn đau này thường ở vùng bụng dưới bên phải.

  • Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em như thế nào?

Các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm và nếu siêu âm không kết luận được thì chụp cắt lớp vi tính (CT) để chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em.

  • Điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em là gì?

Phương pháp điều trị cho bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

  • Viêm ruột thừa có thể điều trị bằng kháng sinh thay vì phẫu thuật hay không?

Nếu cơn đau bụng của trẻ tăng lên hoặc kéo dài hơn một ngày, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh có thể gây ra cơn đau bụng này, bao gồm:

  • Loét dạ dày
  • Bệnh viêm ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
  • Có khối u lành tính hoặc ung thư
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Sỏi mật
  • Các biến chứng xoắn, tắc hoặc tắc nghẽn ruột, chẳng hạn như thoát vị

Nhưng nếu cơn đau của trẻ bắt đầu ở vùng rốn và lan xuống vùng bụng dưới bên phải, đó có thể là kết quả của viêm ruột thừa. Ở những trẻ phải cấp cứu vì đau bụng cấp tính, có khoảng 10 đến 30 phần trăm bị viêm ruột thừa hoặc một bệnh lý khác cần can thiệp phẫu thuật.

Viêm ruột thừa thường gặp phổ biến ở thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 20, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Theo Cleveland Clinic, khoảng 70.000 trẻ em ở Hoa Kỳ bị viêm ruột thừa mỗi năm. Nguyên nhân thường là do nhiễm trùng ổ bụng lan đến ruột thừa hoặc do tắc nghẽn ruột thừa.

Nếu cơn đau bụng của trẻ trở nên trầm trọng hơn khi cử động, hít thở sâu, ho hoặc hắt hơi, cần xem xét nghiêm túc khả năng trẻ bị viêm ruột thừa. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm kiếm các dấu hiệu khác của viêm ruột thừa.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa ở trẻ em

Ở hầu hết người lớn, có một số triệu chứng viêm ruột thừa rất cụ thể đi kèm với đau bụng. Chúng thường bao gồm:

  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sốt nhẹ
  • Không có khả năng xì hơi hay đi tiêu
  • Chướng bụng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy

Nhưng nghiên cứu cho thấy viêm ruột thừa có thể ảnh hưởng đến trẻ em khác với người lớn. Cùng với triệu chứng đau bụng, hầu hết trẻ bị viêm ruột thừa thường bị sốt và “đau dữ dội”, một cơn đau nhói xuất hiện ngay sau khi có áp lực đặt lên vùng bụng dưới bên phải. Trẻ em cũng có thể có số lượng bạch cầu tăng cao, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kiểm tra số lượng bạch cầu bằng xét nghiệm máu.

Điều quan trọng là, mặc dù một số trẻ bị viêm ruột thừa có các triệu chứng đặc trưng như buồn nôn, nôn và chán ăn, nhưng những dấu hiệu này không phải là dấu hiệu dự báo viêm ruột thừa ở trẻ.

Viêm ruột thừa cũng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em từ 2 đến 5 tuổi thường bị đau bụng và nôn mửa nếu bị viêm ruột thừa, sốt và chán ăn cũng là triệu chứng thường gặp.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, viêm ruột thừa thường gây nôn mửa, chướng bụng và sốt, triệu chứng tiêu chảy cũng không phải là hiếm gặp.

Để xác nhận chẩn đoán viêm ruột thừa, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Đối với trẻ em, bác sĩ thường khuyến cáo nên thực hiện siêu âm trước, sau đó chỉ chụp cắt lớp vi tính (CT) nếu siêu âm không kết luận được. Điều này là do cần thận trọng khi tiếp xúc với bức xạ ở trẻ em.

Điều trị viêm ruột thừa phức tạp và không biến chứng ở trẻ em

Phẫu thuật cắt ruột thừa là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em cũng như người lớn. Nếu viêm ruột thừa không được phát hiện ở giai đoạn đầu, ruột thừa có thể vỡ và gây nhiễm trùng phúc mạc, màng lót khoang bụng. Nhiễm trùng này được gọi là viêm phúc mạc, có thể lây lan nhanh chóng và có khả năng gây tử vong.

Bởi vì viêm ruột thừa khó chẩn đoán ở trẻ em hơn người lớn, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi, khoảng 30% trẻ mắc bệnh này sẽ bị thủng ruột thừa (vỡ) trước khi được điều trị. Và một số dữ liệu cho thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ này có thể lên tới 51%.

Đối với trẻ bị viêm ruột thừa cấp tính và chưa bị vỡ, cắt ruột thừa khẩn cấp là phương pháp điều trị tối ưu được chấp nhận. Tuy nhiên, khi ruột thừa bị vỡ, có hai phương pháp phẫu thuật: cắt ruột thừa sớm (thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện) hoặc cắt ruột thừa ngắt quãng (thực hiện vài tuần sau) sau khi sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng về cách tốt nhất để xử lý ruột thừa bị vỡ ở trẻ em bằng phương pháp điều trị bảo tồn (điều trị kháng sinh trước sau đó là cắt ruột thừa cách quãng) hay cắt ruột thừa sớm.

Thông thường, phương pháp điều trị bảo tồn sẽ được ưa chuộng hơn, nhưng nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em hồi phục nhanh hơn và ít gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng vết phẫu thuật, nếu ruột thừa bị vỡ được cắt bỏ trong vòng 24 giờ sau khi chẩn đoán.

Nguyên nhân là do việc cắt ruột thừa sớm có thể rút ngắn thời gian dùng kháng sinh, giảm nhu cầu tăng cường kháng sinh và giảm thời gian nằm viện. Tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận điều này.

Khi viêm ruột thừa cấp tính không biến chứng, nghĩa là nó không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu thủng (vỡ) nào, việc sử dụng kháng sinh như một giải pháp thay thế cho phẫu thuật ở người lớn ngày càng được ủng hộ. Các nghiên cứu gần đây cũng đã kiểm tra xem điều này có đúng trong các trường hợp nhi khoa hay không, dữ liệu cho thấy điều trị không phẫu thuật là an toàn và hiệu quả ở trẻ bị viêm ruột thừa cấp tính không biến chứng.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để chứng minh điều này.

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Đoàn Hồng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm