Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

“Bụng con đau quá” - đó là câu nói mà cha mẹ nào trong quá trình nuôi con cũng có thể nghe thấy. Nhưng nếu con bạn liên tục phàn nàn về tình trạng đau bụng thì có thể bé đang bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.

Rối loạn tiêu hóa có nguyên nhân khác nhau nhưng thường có chung các triệu chứng giống nhau, chẳng hạn như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nôn, mất nước (do tiêu chảy/nôn trớ),... Nếu con bạn thường xuyên có những triệu chứng này, bước đầu tiên là đi khám bác sĩ. Dưới đây là một số rối loạn tiêu hóa nặng thường gặp ở trẻ em.

1. Rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan (EGID)

Rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan hay còn được gọi là viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan - là những rối loạn do có thêm tế bào bạch cầu trong đường tiêu hóa của con. Điều này gây ra tình trạng viêm và sưng tấy, có thể dẫn đến đau đớn và khó chịu. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi nuốt.

Không có cách chữa trị dứt điểm rối loạn này, nhưng các loại thuốc như steroid có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu trong ruột và làm dịu các triệu chứng. Một nhóm thuốc gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI) làm giảm sản xuất axit trong dạ dày và được phát hiện là có thể làm giảm viêm thực quản ở một số bệnh nhân mắc bệnh. Bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ một số loại thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng hoặc các chế độ ăn kiêng đặc biệt khác. Trường hợp nặng có thể phải ăn qua sonde.

2. Bệnh celiac

Trẻ em mắc bệnh celiac có phản ứng nghiêm trọng khi ăn gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Rối loạn này có thể làm tổn thương ruột non và khiến cơ thể trẻ không hấp thụ được chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Tuân theo chế độ ăn không chứa gluten là cách điều trị duy nhất cho bệnh celiac. Nó có thể sẽ ngăn chặn tổn thương ở ruột và giúp chữa lành những tổn thương đã xảy ra.

3. Bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột thường xảy ra ở trẻ lớn hoặc thanh thiếu niên. Nó bao gồm hai rối loạn tiêu hóa chính:

  • Viêm loét đại tràng, gây sưng ở đại tràng
  • Bệnh Crohn, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa

Phân có máu hoặc chảy nước và đau bụng là triệu chứng phổ biến của cả hai bệnh. Bệnh viêm ruột cũng có thể làm chậm sự phát triển của con bạn hoặc trì hoãn tuổi dậy thì. Cả viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đều có thể dẫn đến đau khớp, kích ứng mắt, sỏi thận, bệnh gan và xương yếu hoặc dễ gãy.

Mục tiêu của điều trị viêm ruột là làm cho các triệu chứng biến mất càng lâu càng tốt. Bác sĩ có thể kê đơn thay đổi chế độ ăn uống và thuốc. Nếu các triệu chứng viêm loét đại tràng nghiêm trọng, con bạn có thể cần được chăm sóc tại bệnh viện hoặc phẫu thuật.

4. Lồng ruột

Lồng ruột xảy ra khi một phần của ruột gấp vào phần khác. Triệu chứng này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Lồng ruột gây đau, sưng tấy và mệt mỏi đột ngột, thậm chí có thể làm rách ruột. Điều trị lồng ruột thường bắt đầu bằng việc sử dụng thuốc xổ dạng lỏng hoặc khí để cố gắng đẩy ruột trở lại. Cách này không cần phẫu thuật và thường có tác dụng. Trong trường hợp không có tác dụng, con bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật.

5. Xoắn ruột

Trường hợp cấp cứu y tế này xảy ra khi ruột của con bạn tự xoắn lại, chặn dòng chảy của chất thải. Trong một số trường hợp, nguồn cung cấp máu cũng bị cắt đứt. Xoắn ruột sẽ cần phải phẫu thuật để khắc phục, nhưng hầu hết trẻ em sau đó đều phát triển và khỏe mạnh bình thường.

6. Hội chứng ruột ngắn

Với tình trạng này, trẻ không có đủ ruột để hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và chất lỏng. Một số trẻ em bị hội chứng ruột ngắn bẩm sinh, ngoài ra, các nguyên nhân khác của hội chứng ruột ngắn là:

  • Bệnh Crohn
  • Lồng ruột
  • Mạch máu bị tắc, có thể làm chậm lưu lượng máu đến ruột
  • Chấn thương ruột
  • Bệnh ung thư

Tiêu chảy thường là triệu chứng phổ biến nhất. Hội chứng ruột ngắn có thể dẫn đến các vấn đề như suy dinh dưỡng, mất nước, sỏi thận và hăm tã nghiêm trọng.

Tổng kết, các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể gây ra nhiều khó khăn và lo lắng cho cả trẻ và gia đình. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ và điều trị đúng đắn từ các chuyên gia y tế, hầu hết các rối loạn này đều có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng, cha mẹ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của các rối loạn tiêu hóa đối với trẻ.

Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm