Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Món ăn sáng giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Chế độ sinh hoạt khoa học, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và ăn uống lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Vậy món ăn sáng nào tốt để ngăn ngừa căn bệnh này?

Sữa chua là thực phẩm lên men tốt cho người đái tháo đường.

1. Sữa chua

Sữa chua thường được khuyên dùng cho những người mắc bệnh đái tháo đường tCháo hạt2 vì có chỉ số đường huyết (GI) thấp.

GI là chỉ số có thể phản ánh được tốc độ gia tăng của đường huyết sau khi nạp vào cơ thể những loại thực phẩm có chứa carbohydrate. Vì vậy, thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ khiến lượng đường trong máu tăng chậm hơn - điều này rất quan trọng nếu bạn đang cố gắng kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 thông qua chế độ ăn uống.

Chanda Pattni, một chuyên gia dinh dưỡng đã chia sẻ rằng một bát nhỏ sữa chua Hy Lạp - ít chất béo và đường - là một lựa chọn bữa sáng tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép cho các công ty thực phẩm nước này quảng cáo rằng thường xuyên ăn sữa chua có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Động thái này diễn ra sau kiến ​​nghị của Danone North America, chủ sở hữu thương hiệu sữa chua Activia và Dannon.

FDA xem 3 khẩu phần mỗi tuần là lượng tối thiểu cần thiết để đạt được tác dụng được công bố của sữa chua trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Tổ chức về bệnh đái tháo đường của Anh (Diabetes UK) cũng đồng tình với FDA khi ca ngợi các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và phô mai. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo nhiều loại sữa chua có thể chứa nhiều đường. Chúng tôi cũng khuyên bạn nên tự làm sữa chua có hương vị bằng cách trộn sữa chua Hy Lạp không đường hoặc sữa chua tự nhiên với trái cây tươi cùng một số loại hạt để tăng thêm hương vị.

2. Cháo hạt

Cháo hạt là một lựa chọn bữa sáng khác được khuyên dùng cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 vì có chỉ số GI thấp và chứa nhiều chất xơ.

Chanda Pattn khuyên bạn nên thêm vào bát cháo của mình các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân để bổ sung chất xơ, protein và chất béo lành mạnh; Hoặc các loại quả mọng, táo hoặc lê để tăng hương vị.

Cháo yến mạch hoặc các loại cháo ăn liền đều tốt - chỉ cần tránh những loại có thêm mật ong và siro vàng.

3. Bánh mì nướng nguyên hạt

Diabetes UK cho biết, bạn nên chuyển từ bánh mì trắng nướng sang phiên bản bánh mì ngũ cốc nguyên hạt nướng. Liên quan đến những món ăn kèm, trứng là một lựa chọn tốt và bạn cũng có thể kết hợp cùng với cà chua, nấm hoặc bơ. Tốt nhất bạn không nên thêm thịt xông khói hoặc xúc xích vào món ăn. Thay vào đó, hãy thử ăn các loại cá béo như cá hồi, cá trích...

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2?

Theo Diabetes UK, bạn có thể thực hiện một số điều chỉnh về chế độ ăn uống để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2:

  • Chọn đồ uống không thêm đường - bỏ đường trong trà và cà phê, tránh xa đồ uống có gas và tăng lực.
  • Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, mì ống nguyên hạt, bột mì nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt và yến mạch thay vì carbohydrate tinh chế.
  • Cắt giảm thịt đỏ và thịt chế biến như thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, thịt lợn, thịt bò và thịt cừu.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả như táo, nho, quả mọng và các loại rau lá xanh (rau bina, cải xoăn, cải xoong)... có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
  • Ăn sữa chua và phô mai không đường.
  • Giảm rượu bia.
  • Ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua không đường, các loại hạt không muối, hạt và trái cây.
  • Ăn chất béo lành mạnh có trong các loại hạt, quả bơ và dầu olive.
  • Cắt giảm muối.
  • Nhận vitamin và khoáng chất từ thực phẩm thay vì thuốc viên.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ăn sáng trước 8 giờ 30 có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type-2.

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm