Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiệu quả của vắc xin Cúm

Theo các nghiên cứu, vắc xin cúm giảm khoảng 60% tỷ mắc bệnh cúm. Tuy nhiên tỷ lệ này thay đổi theo mùa cúm mỗi năm và theo từng nhóm tuổi khác nhau.

Vắc xin Cúm có hiệu quả thế nào?

Bạn có thể tự hỏi tại sao hiệu quả của vắc xin cúm lại thay đổi rộng như vậy. Trên thực tế, phạm vi thay đổi thậm chí còn rộng hơn thế nữa! Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả của vắc xin cúm phụ thuộc vào một số yếu tố được kể đến dưới đây:  

Tuổi

Khả năng tạo miễn dịch phòng bệnh Cúm của Vắc xin cúm không giống nhau ở tất cả mọi người, đạt hiệu quả nhất trên người lớn khỏe mạnh. Ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng, vắc xin cúm ít hiệu quả phòng ngừa hơn, nhưng lại có hiệu quả hơn đối với nhóm trẻ lớn hơn.

Sau tuổi trung niên khả năng miễn dịch tự nhiên của con người trở nên yếu hơn, do vậy, vắc xin cúm không đạt được hiệu quả tối ưu. Đối với người lớn tuổi, vi-rút cúm nguy hiểm hơn nhiều nên việc tiêm chủng là vô cùng cần thiết. Ngay cả trong trường hợp không ngăn ngừa được hoàn toàn bệnh cúm, vắc xin cúm vẫn có thể làm giảm nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm.  

Các nghiên cứu cho thấy ở những người lớn tuổi sống tại nhà, việc tiêm vắc xin giúp giảm từ 30% đến 70% nguy cơ nhập viện vì bệnh cúm và viêm phổi. Những người cao tuổi sống trong nhà dưỡng lão, vắc xin cúm ngăn ngừa từ 50% đến 60% các trường hợp nhập viện và  ngăn ngừa 80% tử vong do biến chứng nặng của bệnh cúm.

Các dạng vắc xin cúm khác nhau sẽ mang đến những hiệu quả phòng bệnh khác nhau. Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC khuyến cáo, vắc xin cúm dạng xịt mũi thích hợp đối với trẻ em khỏe mạnh từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ở những nhóm tuổi lớn hơn, vắc xin cúm dạng xịt mũi thường kém hiệu quả hơn so với vắc xin cúm dạng tiêm. Vắc xin dạng xịt mũi thậm chí còn không được khuyến cáo sử dụng trong mùa dịch cúm năm 2016 - 2017. 

Vắc xin liều cao Fluzone được khuyến cáo cho người lớn từ 65 tuổi trở lên. Fluzone có chứa thành phần hoạt chất nhiều gấp bốn lần vắc xin cúm bình thường nên cung cấp khả năng tạo miễn dịch với bệnh cúm tốt hơn.  

Tình trạng sức khỏe của bạn

Vắc xin khi đưa vào cơ thể sẽ “dạy” cho hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra virus (kháng nguyên) và cách thức chống lại. Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại các kháng nguyên- tức là virus trong vắc xin. Cho đến khi cơ thể thực sự bị virus xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng nhận ra và điều động các kháng thể đến chống lại và tiêu diệt.

Hiệu quả của vắc xin dựa vào việc hệ miễn dịch học được cách đáp ứng mãnh liệt như thế nào. Nếu bản thân hệ miễn dịch đã hoạt động kém, vắc xin khó có thể hoạt động tốt được. Một số bệnh nhiễm trùng (đặc biệt là HIV/AIDS - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) và nhiều bệnh mãn tính có thể làm suy yếu hệ thống phòng thủ của cơ thể. CDC ước tính rằng, vắc xin cúm làm giảm nguy cơ nhập viện (vì bệnh cúm và viêm phổi) từ 30% đến 70% ở những người mắc bệnh mãn tính.

Khi nào cần tiêm vắc xin cúm?

Trước đây, việc tiêm vắc xin cúm thường áp dụng từ tháng 10 đến cuối tháng 11 hàng năm, tức là trước thời gian mùa cúm bắt đầu để cơ thể đủ sức sinh ra miễn dịch đối với bệnh cúm. Tuy nhiên, hiện nay, các chuyên gia khuyên cáo rằng chúng ta nên sử dụng vắc xin cúm vào tháng 12 và tháng 1 bởi vì mùa cúm thường cao điểm vào cuối tháng 2 hoặc muộn hơn.

Chắc chắn rằng, việc tiêm vắc xin càng sớm là càng tốt. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là khi mùa cúm đến, bạn càng tiêm muộn nguy cơ mắc cúm của bạn sẽ càng cao. Lưu ý thêm là vắc xin cúm cần 2 tuần để có hiệu lực. Vì vậy nếu bạn tiếp xúc với bệnh cúm trong khoảng thời gian hai tuần sau tiêm, bạn vẫn có thể bị bệnh.

Khi mùa cúm hàng năm kết thúc, vắc xin cũ không còn hiệu quả nữa. Vắc xin cúm mùa được sản xuất mới hàng năm, vì vậy tiêm vắc xin cúm hàng năm giúp bạn có thể có được tác dụng bảo vệ tối ưu nhất.

Mối liên quan giữa hiệu quả của vắc xin cúm và sự lưu hành của các chủng cúm

Không giống như các loại vắc xin khác, vắc xin cúm mùa thường được cập nhật mỗi năm. Dựa trên việc giám sát virus cúm trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu sẽ dự đoán ra chủng virus cúm nổi trội của năm tiếp theo, từ đó sản xuất vắc xin cúm mùa cho năm kế tiếp. Dự đoán càng chính xác, vắc xin cúm được sản xuất cho năm kế tiếp càng có hiệu quả phòng bệnh cúm cao.

Không may, việc chủng ngừa vắc xin cúm không đảm bảo rằng bạn sẽ không mắc bệnh cúm, bởi vì có rất nhiều chủng virus cúm, mà vắc xin cúm mùa chỉ bảo vệ bạn khỏi một vài chủng virus cúm nhất định. Nhưng may mắn thay, dù thế nào, vắc xin cúm vẫn cung cấp một phần miễn dịch cho hàng rào bảo vệ của cơ thể bạn.  Nếu đã chủng ngừa, khi bị mắc cúm, các triệu chứng của bạn có thể nhẹ hơn và bạn rất ít nguy cơ mắc các biến chứng nặng của bệnh cúm.

Vì vậy, đừng bỏ qua việc tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm, nhất là khi bạn có nguy cơ cao bị biến chứng do bệnh cúm. Mặc dù vắc xin cúm có thể không hoạt động tốt ở trẻ em, người lớn tuổi, và người đang mắc bệnh nhưng điều quan trọng là họ được phòng ngừa. Vắc xin cúm hiện nay vẫn được xem là biện pháp bảo vệ chủ động tốt nhất hiện có đối với bệnh cúm.

Một điều nữa cần lưu ý: vắc xin cúm không bảo vệ chống lại các virus gây cảm lạnh. Một số người cho rằng tiêm phòng cúm không có tác dụng vì họ bị bệnh mặc dù được chủng ngừa. Nhưng trong hầu hết các trường hợp này, các bác sỹ cho biết, vắc xin cúm đã có tác dụng - chỉ là những người này đã bị nhiễm một loại virus gây cảm lạnh và có các triệu chứng dường như giống với bệnh cúm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu rõ về CÚM để bảo vệ bản thân và gia đình

Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm