Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta vượt qua dịch bệnh

Để chung sống an toàn với dịch bệnh, thời điểm này duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng là điều cần thiết. Bởi từ thống kê về những trường hợp nhiễm COVID-19 có thể thấy rõ tỷ lệ người già, người có sức đề kháng yếu hay hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong cao hơn những người có sức đề kháng tốt.

Mỗi người có thể nâng cao sức đề kháng bằng nhiều cách. Đầu tiên đừng quên một chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất sinh năng lượng như chất béo, chất đạm, chất bột đường, uống đủ nước. Lưu ý bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bao gồm các acid amin, vitamin và khoáng chất, từ đó mới hấp thu tốt các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể giúp thúc đẩy quá trình phát triển, tăng cường thể lực.

Nhất là thymomodulin là một chế phẩm có bản chất là các protein có hoạt tính sinh học cao được chiết xuất và tinh chế từ hormon tuyến ức (Thymus extract) của con bê non bằng kỹ thuật sinh học hiện đại, cơ thể con người không tự sản sinh được mà phải bổ sung từ bên ngoài cơ thể

Thymomodulin tham gia quá trình phát triển của tế bào lympho T non, tăng cường chức năng của các tế bào lympho T trưởng thành và làm tăng rất mạnh chức năng của các tế bào lympho B và đại thực bào.

Thymomodulin được chỉ định trên lâm sàng để xử lý cho người bệnh thiếu hụt sự sản sinh kháng thể, khả năng miễn dịch kém. Thymomodulin cũng được chỉ định hỗ trợ đẩy lùi trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, virus như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm gan... Các thử nghiệm quy mô lớn trên người với Thymomodulin cho chất này có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng lâm sàng trong nhiều quá trình bệnh khác nhau, như nhiễm trùng, dị ứng và các bệnh ác tính, và cải thiện chức năng miễn dịch ở người già, trẻ nhỏ.

Tác dụng dược lý, chỉ định và liều dùng của thuốc chứa thành phần thymomodulin đã được Cục Quản lý Dược quy định tại Công văn số 4397/QLD-ĐK như sau: Hỗ trợ dự phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em và người lớn: Liều dùng 120mg/ngày, dùng trong thời gian 4-6 tháng; Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch đã suy giảm ở người cao tuổi với liều dùng 160mg/ngày, thời gian 6 tuần.

Mẹ có thể chọn cho con nước súc miệng sát khuẩn dành riêng cho trẻ em (ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, để kiện toàn hệ miễn dịch cần áp dụng chiến lược “nội ứng - ngoại hợp”. Nội đã hình thành, còn ngoại hợp chính là bảo vệ hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng. Đây được xem là “chốt chặn” quan trọng có nhiệm vụ canh gác không cho virus, vi khuẩn, kể cả khói bụi xâm nhập. Do đó, việc vệ sinh mũi, họng thường xuyên là phương pháp hiệu quả phòng bệnh được các chuyên gia y tế khuyến cáo.

Khi dùng nước súc miệng đúng cách với thành phần sát khuẩn như acid boric, natri flouro (NaF), NaCl… tương tự như xây dựng “bức tường lửa” giúp phòng tránh được các bệnh về hô hấp khi giao mùa, thậm chí là bệnh răng miệng. Đặc biệt là trẻ nhỏ, mẹ có thể chọn mua nước súc miệng dành riêng cho con từ các công ty dược uy tín.

Rửa tay thường xuyên, đừng quên đeo khẩu trang khi ra đường… là những biện pháp hữu hiệu phòng tránh dịch bệnh

Khi đã xây dựng thành trì bảo vệ ở mũi, họng chúng ta phải hoàn thiện lớp “áo giáp” ngoài cùng bằng cách rửa tay. Vì bàn tay là nơi vi khuẩn trú ngụ, khi chúng ta sơ suất chạm vào mắt, mũi, miệng thì chúng dễ dàng xâm nhập, tấn công cơ thể.

Tốt nhất là rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trong 20 giây nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn để thực hiện, tiện dụng hơn vẫn là chuẩn bị dung dịch rửa tay khô chứa cồn 70% theo khuyến cáo của Bộ Y tế, có thể thêm glycerin bảo vệ da tay mịn màng để dùng mọi lúc, mọi nơi. Hiện trên thị trường đa dạng chủng loại dung dịch rửa tay, có dạng xịt phun sương nhỏ gọn đến chai dung tích lớn phục vụ nhu cầu gia đình, cơ quan vừa tiện lợi lại tiết kiệm.

Cuối cùng là tuân thủ các quy định cơ bản đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh như không tụ tập đông người, thường xuyên đeo khẩu trang…

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 10 lời khuyên giúp bạn vượt qua những lo lắng về COVID-19

Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm