Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giảm muối và rượu nhằm tăng sức đề kháng góp phần giảm thiểu nhiễm trùng

Dịch bệnh tiếp tục lây lan khiến nhu cầu tăng cường sức đề kháng của mọi người tăng lên, sau đây là một số cách để cải thiện hệ miễn dịch.

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể chữa khỏi Covid-19. Mặc dù thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C đang được mua với số lượng lớn, bằng chứng về hiệu quả của nó trong việc ngăn ngừa cảm lạnh thậm chí vẫn còn thiếu. Và sau đây là lời khuyên của các chuyên gia về những cách mà mọi người có thể giữ cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt.

Tập thể dục

"Tập thể dục là lời khuyên số một của tôi để giữ sức khỏe", Giáo sư Janet Lord, chuyên gia về miễn dịch và lão hóa tại Đại học Birmingham cho biết.

 

Sử dụng cơ bắp trong khi tập thể dục có tác dụng chống viêm, giúp các tế bào miễn dịch được gọi là bạch cầu trung tính đến vị trí bị nhiễm trùng nhanh hơn. Nó cũng giúp các tế bào miễn dịch khác, được gọi là đại thực bào, các tế bào bảo vệ và tuần tra khắp cơ thể để tìm dấu hiệu tấn công được hoạt động tốt hơn, cô giải thích.

Một nghiên cứu khác của Đại học Birmingham, liên quan đến 200 người trên 65 tuổi, cho thấy những người thường xuyên đi bộ 10.000 bước mỗi ngày có chức năng bạch cầu trung tính của một người ở độ tuổi 20. Ngoài ra, bất kỳ bài tập thường xuyên nào làm tăng nhịp tim dường như đều có thể quay ngược lại đồng hồ của hệ thống miễn dịch. 

Hạn chế tối đa tiêu thụ muối

Một chế độ ăn nhiều muối có thể làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch, theo một nghiên cứu được công bố tuần trước. Khi các nhà khoa học cho chuột ăn chế độ ăn nhiều muối, chúng sẽ dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn. Và khi theo dõi trên các tình nguyện viên đã tăng gấp đôi lượng muối khuyến nghị 6g mỗi ngày (lượng trong 2 phần bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên), hệ thống miễn dịch của họ trở nên kém hơn trong việc chống lại vi khuẩn.

Các tác giả của nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Khoa học Dịch thuật Y học cho biết, cơ thể tạo ra hoóc môn để loại bỏ lượng muối dư thừa và glucocorticoids, một nhóm hoóc môn có tác dụng ức chế miễn dịch.

Dùng muối quá mức cũng được biết là có khả năng làm tăng một loại tế bào nhất định gọi là tế bào T hỗ trợ 17, khiến khả năng gây viêm cũng tăng lên, Jenna Macciochi, giảng viên về miễn dịch học tại Đại học Sussex, nói thêm.

Bám sát hướng dẫn chính thức về rượu

Rượu có thể rất hấp dẫn khi mọi người đang tự cách ly xã hội, tuy nhiên nó không tốt cho hệ thống miễn dịch. "Uống rượu quá mức có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các tế bào miễn dịch trong tủy xương. Những thứ này là cần thiết để thay thế các tế bào cũ kém hiệu quả hơn", Jenna Macciochi nói.

Khi các nhà khoa học cho các tế bào bạch cầu trong phòng thí nghiệm  tiếp xúc với khoảng 5 đơn vị rượu (khoảng 3 ly rượu vang) mỗi ngày trong một tuần, các tế bào sản xuất ít hơn 75% phân tử interferon loại 1, rất quan trọng để gắn kết phản ứng chống virus, báo cáo của tạp chí BMC Miễn dịch học năm 2011.

Rượu cũng là một chất gây rối loạn giấc ngủ và giấc ngủ kém chất lượng cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch, Jenna Macciochi nói thêm. Rượu dư thừa trong cơ thể cũng có thể làm hỏng niêm mạc ruột, nơi có 70% hệ thống miễn dịch cơ thể. Vì vậy, hãy tuân thủ khuyến nghị của chính phủ về việc không sử dụng quá 14 đơn vị rượu mỗi tuần.

Bổ sung vitamin D

"Vitamin D có rất nhiều tác dụng tốt đối với hệ thống miễn dịch. Nhiều người ở Anh bị thiếu vitamin D vào thời điểm này trong năm vì cơ thể cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để tạo ra nó, vì vậy thực phẩm chức năng bổ sung loại vitamin này khá hữu ích. Bản thân tôi cũng đang sử dụng nó", Arne Akbar, giáo sư miễn dịch học tại Đại học College London, chủ tịch của Hiệp hội Miễn dịch học Anh, cho biết.

Liều dùng hàng ngày được khuyến nghị là 10mcg mỗi ngày vào mùa đông, vì mặt trời không đủ mạnh ở Anh để cơ thể tự sản xuất. Mọi người có thể nhận được một số vitamin D từ chế độ ăn uống, nhưng thật khó để có đủ mức khuyến nghị chỉ từ thực phẩm, sẽ cần phải ăn một lượng lớn nấm shiitake và cá có dầu.

Một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ cho thấy, những người già trong các viện dưỡng lão được cung cấp vitamin D liều cao, tương đương 90mcg mỗi tuần, có thể giảm 40% khả năng mắc các bệnh hô hấp cấp tính.

Ăn thực phẩm có nhiều màu sắc

"Mặc dù có sự cường điệu xung quanh một số loại thực phẩm nhất định, nhưng không có siêu thực phẩm nào tự tăng cường hệ thống miễn dịch của con người", Megan Rossi, chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học King, London, nói. Điều quan trọng là cho hệ vi sinh ăn, hàng nghìn tỷ lợi khuẩn trong ruột của mọi người.

Megan Rossi cho biết, hệ vi sinh vật đã được liên kết với khả năng miễn dịch mạnh hơn và đóng vai trò chính trong việc đào tạo, duy trì, hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Để duy trì hệ vi sinh khỏe mạnh, cô khuyên mọi người nên ăn nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, càng đa dạng, càng tốt. Một số loại thực phẩm nên sử dụng có thể kể đến là rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt.

Có thể dùng những sản phẩm đông lạnh, đóng hộp và sấy khô tất cả, và có nhiều màu khác nhau như ớt đỏ và vàng, nho xanh và đen. Bằng cách đó, mọi người đang cho những lợi khuẩn có chức năng đa dạng của các loại thực phẩm ưa thích của chúng.

Bổ sung kẽm

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ năm 2007, những người già từ 55 đến 87 tuổi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm có tỷ lệ nhiễm trùng thấp hơn so với những người dùng giả dược.

"Có một số bằng chứng cho thấy kẽm rất tốt cho hệ thống miễn dịch, nhưng chúng tôi không biết có những lợi ích nào và trong bao lâu nếu dùng nó", giáo sư Akbar nói.

NHS khuyến nghị nam giới nên uống 9,5mg và phụ nữ là 7mg mỗi ngày. Kẽm được tìm thấy trong thịt, động vật có vỏ, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc.

Tham khảo thêm thông tin tại: Làm thế nào để bắt đầu một chế độ ăn ít muối?

Hương Giang (theo: dailymail) - Theo VietQ
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm