Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

2 cách bổ sung Selen giúp tăng đề kháng hiệu quả

Selen được mệnh danh là “Vi chất vàng cho hệ miễn dịch” song cơ thể lại không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung từ bên ngoài thông qua ăn uống hàng ngày. Vậy với trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi có cần phải bổ sung Selen hay không và cách nào để bổ sung Selen cho cơ thể, hàm lượng bao nhiêu là đủ?

Selen (Selenium) là gì?

Selen là một nguyên tố hiếm rất cần về mặt dinh dưỡng cho con người, là thành phần của hơn 20 Selenoprotein có vai trò quan trọng trong sinh sản, chuyển hóa hormon tuyến giáp, tổng hợp ADN và bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do quá trình oxy hóa và nhiễm trùng…

Vai trò của selen với trẻ nhỏ

-  Với hệ miễn dịch: Selen đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu.

Thiếu hụt selen gây ra ức chế chức năng miễn dịch, ngược lại nếu bổ sung selen sẽ tăng cường khả năng miễn dịch. Thiếu selen còn ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức.

Ngoài ra selen còn có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch, giải độc một số kim loại nặng.

Ảnh minh họa

-  Với sự phát triển của cơ thể: Selen cần cho chuyển hóa Iod, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ selen huyết thanh thường thấp hơn có ý nghĩa ở các trẻ bị bướu cổ so với trẻ có kích thước tuyến giáp bình thường.

Bên cạnh đó selen cũng có chức năng như một loại enzyme, là một phần của quá trình tạo hormone tuyến giáp. Hormon tuyến giáp rất qua trọng trong việc kích thích đầu vào năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì.

Do vậy, Selen là vi chất cần thiết và không thể thiếu cho việc phát triển, tăng trưởng, duy trì thể trạng khỏe mạnh ở trẻ nhỏ.

Hàm lượng Selen khuyến cáo cho trẻ

-  Đối với trẻ 0-6 tháng nhu cầu selen là 6 mcg/ngày

-  Trẻ 7-12 tháng là 10 mcg/ngày

-  Trẻ 1-3 tuổi là 17 mcg/ngày

-  Trẻ 4-9 tuổi khoảng 20 mcg/ngày

-  Với thanh thiếu niên 10-18 tuổi nhu cầu là 26 mcg/ngày ở nữ và 32 mcg/ngày ở nam.

Hai cách bổ sung selen cho trẻ 1-5 tuổi

Giai đoạn từ 1-5 tuổi trẻ rất cần đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để phát triển. Với đặc tính không tự tổng hợp được nhờ cơ thể thì việc bổ sung Selen cho trẻ thời điểm này vô cùng quan trọng và cần được cha mẹ chú ý.

Selen có thể được bổ sung thông qua sự đa dạng các thực phẩm hàng ngày (ảnh minh họa)

Bổ sung thông qua thực phẩm chứa Selen:

-  Ở thực vật: Selen có nhiều trong các loại cây họ đậu, tỏi, táo, ngũ cốc, bắp cải, nấm...Đặc biệt trong đậu xanh nảy mầm có chứa rất nhiều Selen dễ hấp thu.

-  Ở động vật: Selen có trong tôm, cua, cá, thịt bò, thịt lợn… Đặc biệt da và gan cá là nơi chứa hàm lượng Selen nhiều nhất, tiếp đến là tôm đồng, thịt lợn nạc, lòng đỏ trứng. Hàm lượng Selen trong cá biển và cá nước ngọt là như nhau.

Việc cha mẹ cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm trên ngoài tác dụng bổ sung Selen cho cơ thể các thực phẩm này còn chứa rất nhiều vitamin A, D, E...cùng khoáng chất khác cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ.

Sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa Selen: Hiện nay, các thực phẩm chăm sóc sức khỏe có chứa Selen thường ở dạng tổng hợp với tỷ lệ cân đối về thành phần, đủ theo hàm lượng khuyến cáo. Việc sử dụng các sản phẩm này ngày càng được nhiều cha mẹ lựa chọn bởi tính hiệu quả và tiện lợi mang lại.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nhu cầu và nguồn bổ sung selen của cơ thể

Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm