Hãy để cơ thể nghỉ ngơi ngay nếu gặp phải một trong các dấu hiệu sau
Tâm lý căng thẳng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta theo nhiều cách. Khi bạn đạt đến giới hạn của sự căng thẳng quá mức thì sẽ kéo theo một số vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ như huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì... Ngoài ra, bạn có thể nhìn thấy một số dấu hiệu chung của sự căng thẳng xảy ra trên cơ thể như đau ngực, căng cơ, nhức đầu, mệt mỏi... và nếu cứ tiếp tục kéo dài thì sẽ gây tổn hại cho sức khoẻ về sau. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu của sự căng thẳng qua bài viết này để tạm ngưng công việc và cho cơ thể nghỉ ngơi luôn nào.
Tăng huyết áp
Căng thẳng có thể khiến cho hormone cortisol trong cơ thể tăng lên khiến huyết áp cũng vì đó mà kéo theo. Nếu huyết áp của bạn tăng lên trong nhiều ngày thì có thể dẫn đến các biến chứng về sức khoẻ khá nghiêm trọng. Đáng lo hơn, sự căng thẳng làm huyết áp của bạn tăng đột ngột, kéo theo mạch máu co thắt lại và nhịp tim đập nhanh hơn.
Thay đổi cân nặng
Hormone cortisol có thể làm tăng lượng mô mỡ trong cơ thể và khiến bạn tích tụ chất béo nhiều hơn. Điều này cũng phản ánh phần nào lý do khi bạn căng thẳng thì trọng lượng cơ thể cũng sẽ lên xuống thất thường bởi nó làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Mất ngủ
Việc mất ngủ có thể gây ra hyperarousal - một trạng thái khiến bạn luôn tỉnh táo và không cảm thấy buồn ngủ. Hãy cẩn thận với những cơn căng thẳng "về lâu về dài" vì chúng có thể gây rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn học bộ môn yoga sau giờ ăn trưa để giúp cơ thể thư giãn, sảng khoái hơn.
Nhức đầu
Adrenaline và cortisol là những hormone có thể làm thay đổi mạch máu, khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc đau nửa đầu. Ngoài ra, căng thẳng cũng làm cho cơ bắp của bạn biến mất và kéo theo triệu chứng đau nửa đầu tồi tệ hơn.
Hay quên
Trong cơ thể có quá nhiều hormone cortisol cũng sẽ làm cản trở khả năng hoạt động của não bộ khi phải đón nhận những ký ức mới. Bởi căng thẳng sẽ gây trở ngại cho quá trình dẫn truyền thần kinh, nhất là khi não bộ giao tiếp với người đối diện. Đó là lý do bạn nhanh quên một luồng ký ức mới được tiếp nhận mà không hề biết rằng bản thân đang ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
Rụng tóc
Một dấu hiệu nữa minh chứng cho việc cơ thể bạn đang trong trạng thái căng thẳng quá mức chính là tình trạng rụng tóc. Bởi nếu căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến kết cấu tóc của bạn, gây rụng tóc ở nhiều vùng khác nhau trên da đầu.
Da nổi mụn
Những nốt mụn xấu xí ẩn hiện trên khuôn mặt của bạn liên tục chính là lúc bạn đang căng thẳng quá mức và cần nghỉ ngơi. Căng thẳng có thể làm bùng phát các nốt mụn, làm gia tăng nội tiết tố androgen trong cơ thể.
Đau lưng
Căng thẳng thực sự có thể gây đau lưng cấp tính và ảnh hưởng trực tiếp lên vùng lưng của bạn. Điều này thường dễ nhận thấy ở những người hay lo lắng và có những suy nghĩ tiêu cực sẽ lộ rõ các cơn đau lưng hơn.
Theo TS Đào Việt Hằng, sau Tết số bệnh nhân đến viện khám vì các bệnh lý tiêu hóa gia tăng, đáng chú ý đó là bệnh gan nhiễm mỡ; thậm chí cả trẻ nhỏ cũng bị gan nhiễm mỡ.
Công sức tập luyện và ăn kiêng để gìn giữ vóc dáng của bạn có thể “đổ sông đổ bể” vì những hành vi tưởng chừng vô hại này.
Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết có nhiều người sống đến trăm tuổi lại yêu thích món ăn lạ như thịt xông khói, trứng sống, kem hay gà rán.
Viêm loét đại tràng là một trong hai loại chính của bệnh viêm ruột. Các triệu chứng xảy ra ở ruột già và có thể nghiêm trọng đến mức khiến các hoạt động hàng ngày dù đơn giản cũng trở nên khó khăn hơn.
Bệnh nhi bị đau bụng, khó thở, nặng ngực và có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP.
Giảm cân là một quy trình đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất nhiều, điều mà rất nhiều người không thể duy trì được. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm cân có thể khiến một người nào đó trông già đi, vì nó khiến giảm lượng mỡ của cơ thể và có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa bằng cách làm xẹp da vùng má và hốc mắt.
Nhiễm vi khuẩn tụ cầu là tình trạng dễ xảy ra hiện nay, gây những nhiễm trùng với bệnh cảnh nặng nề, khi có điều kiện thuận lợi.
Than hoạt tính gần đây đã trở thành một nguyên liệu phổ biến trong giới làm đẹp. Bạn sẽ tìm thấy than hoạt tính trong các sản phẩm khác nhau, từ sữa rửa mặt và dầu gội đầu đến xà phòng và chất tẩy tế bào chết.