Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giải pháp nào giúp cải thiện bệnh vảy nến thể giọt?

Vảy nến thể giọt là thể khá điển hình của bệnh vảy nến, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, sức khỏe của người mắc. Vậy cách cải thiện vảy nến thể giọt như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Vảy nến thể giọt là tình trạng như thế nào?

Bệnh vảy nến thể giọt là những nốt đỏ, có vảy, hình giọt nước, không dày như vảy nến thể mảng. Vảy nến thể giọt có thể lây lan lên mặt, tai và da đầu nhưng không xuất hiện trên lòng bàn tay, bàn chân hay móng tay. Vảy nến thể giọt chia thành 3 giai đoạn:

- Nhẹ: Vảy nến xuất hiện rải rác, chỉ khoảng 3%.

- Trung bình: Vảy nến xuất hiện nhiều hơn, khoảng 3 – 10%.

- Nặng: Vảy nến trên 10%, thậm chí bao phủ toàn bộ cơ thể.

Nguyên nhân chính gây bệnh vảy nến thể giọt là do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, dễ dẫn đến tự miễn dịch. Bình thường, hệ thống miễn dịch có chức năng phát hiện và tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn và tấn công nhầm các tế bào biểu bì khỏe mạnh, gây bệnh vảy nến thể giọt.

Vảy nến thể giọt là tình trạng như thế nào?

Để cải thiện bệnh vảy nến thể giọt, người mắc nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Sinh hoạt, ăn uống điều độ: Vệ sinh cơ thể, tắm sạch sẽ giúp loại bỏ vảy da. Không nên dùng nước nóng và xà phòng có chất tẩy mạnh, vì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Khi bị vảy nến thể giọt, người mắc cần có chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, cá,… Bên cạnh đó, ăn các loại thực phẩm chứa axit béo có lợi như omega - 3 và rau quả giàu vitamin B12, chất khoáng như kẽm,... cũng là cách giúp cải thiện bệnh vảy nến thể giọt.

Ăn uống điều độ giúp cải thiện bệnh vảy nến thể giọt.

- Khi bị vảy nến thể giọt người bệnh nên thận trọng với các chất dễ gây dị ứng như đồ ăn chứa nhiều protein và tanh như tôm, cua, ghẹ, măng,... hay những đồ uống chứa chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,...

- Hạn chế căng thẳng kéo dài bằng cách tập yoga, thiền vì có thể làm giảm triệu chứng của vảy nến thể giọt.

- Điều trị tại chỗ: Phương pháp này chủ yếu sử dụng các loại thuốc bôi như: Thuốc mỡ corticoid, thuốc mỡ salicylic,… Việc dùng thuốc bôi ngoài da cần có hướng dẫn cụ thể từ phía chuyên gia bởi chúng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Thậm chí, đối với các thương tổn không đáp ứng với thuốc thì còn làm bệnh tiến triển nặng hơn.

- Điều trị toàn thân: Chủ yếu dùng thuốc uống như: Methotrexate, cyclosporine,… Thuốc kháng sinh cũng được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn ngoài da nhưng không nên tự ý dùng sai cách để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.

- Điều trị bằng ánh sáng: Phương pháp này sẽ sử dụng ánh sáng để tác động sâu vào cấu trúc da, giúp loại bỏ sự bất thường xảy ra ở dưới da. Theo đó, người bệnh sẽ được chỉ định chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau hoặc chiếu PUVA (tia cực tím). Nhược điểm của cách này là nếu chỉ dùng mình nó mà không kết hợp cùng phương pháp khác có thể khiến da bị khô và nhăn, xuất hiện tàn nhang, làm tăng nguy cơ ung thư da. Vì thế, cách điều trị này hiếm khi được áp dụng một mình.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bệnh vẩy nến nặng thêm vì nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nấm.

Khánh Vy - Theo giadinh.net.vn
Bình luận
Tin mới
Xem thêm