Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giá trị dinh dưỡng của cà rốt

Nếu bạn thích đồ ăn nhẹ giòn, cà rốt có thể là một món ăn hoàn hảo có lượng calo tương đối thấp và dễ đóng gói.

Nếu bạn thích đồ ăn nhẹ giòn, cà rốt có thể là một món ăn hoàn hảo có lượng calo tương đối thấp và dễ đóng gói. Cà rốt cũng có thể bổ sung các loại vitamin và chất dinh dưỡng có giá trị và màu sắc cho nhiều món salad, súp, món hầm và các món ăn phụ. Mặc dù là một loại rau củ. chúng không chứa nhiều carbohydrate như nhiều loại rau củ có tinh bột. Cà rốt là sự lựa chọn thông minh bạn nên giữ trong nhà bếp.

Giá trị dinh dưỡng

Một phần ăn trung bình (61 g)

Mỗi phần ăn                    % giá trị hàng ngày *

Calories                                                 25

Năng lượng từ chất béo                        0

Tổng chất béo 0g                                  0%

Chất béo bão hòa 0g                             0%

Chất béo không bão hòa đa 0g

Chất béo không bão hòa đơn 0g

Cholesterol 0mg                                   0%

Natri 42mg                                           2%

Kali 195mg                                           6%

Carbohydrates 6g                                  2%

Chất xơ 1,5g                                         6%

Đường 3g

Protein 0.5g

Vitamin A 204% • Vitamin C 6%

Canxi 2% • Sắt 1%

* Dựa trên chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày

Carbohydrat ở Cà rốt

Cà rốt có nhiều chất xơ và trung bình chỉ chứa 25 calo. Nhưng lượng calo có thể tăng lên nhanh chóng nếu bạn ăn cà rốt mất kiểm soát.

Mỗi củ cà rốt có chứa khoảng 6 gram carbohydrat và 3 gam đường, nhiều hơn so với nhiều loại rau khác. Nhưng cà rốt cũng cung cấp 1,5 gam chất xơ, vì vậy bạn sẽ chỉ nhận được 4,5 gam carbs khi ăn một củ cà rốt.

Đã có thông tin trái chiều trong những năm qua về chỉ số đường huyết (GI) của cà rốt, Một nghiên cứu trước đây cho thấy cà rốt nấu chín có chỉ số đường huyết cao là 92, gần bằng đường trắng. Nhưng một nghiên cứu gần đây lại chỉ ra cà rốt đã nấu chín cho thấy chỉ số đường huyết 33, là vừa phải, và lưu ý rằng cà rốt sống có chỉ số đường huyết là 35.

Bảng chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết quốc tế cho thấy cà rốt luộc có chỉ số đường huyết 39, là giá trị hiện đang được chấp nhận. Có lẽ cà rốt tươi có chỉ số đường huyết thấp hơn cà rốt nấu chín.

Tải lượng đường huyết cũng tính đến kích thước khẩu phần ăn. Tải lượng đường huyết dưới 10 được cho là có ít ảnh hưởng đến nồng độ glucose máu. Tải lượng đường huyết của cà rốt là 1 đối với 1/2 cup cà rốt sống và 2 đối với ½ cup cà rốt nấu chín.

Nếu bạn đang cố gắng giảm cân bằng cách cắt giảm lượng carbs, bạn có thể bỏ qua cà rốt vì chúng có đường cao hơn so với các loại rau ăn nhẹ khác. Nhưng nếu bạn so sánh 3 gam đường trong một củ cà rốt trung bình với một loại snack trái cây như chuối, cam hoặc táo, mỗi loại có chứa 20-30 gam đường, thì cà rốt cũng nên được cân nhắc. Nếu bạn đang lo lắng về đường trong cà rốt, hãy trộn snack rau củ với các món ăn nhẹ khác như cần tây hoặc bông cải xanh. Bằng cách đó bạn có thể thưởng thức bữa ăn giòn tan mà không làm giảm chế độ ăn uống của bạn.

Chất béo ở Cà rốt

Cà rốt chỉ có một lượng nhỏ chất béo không no. Cà rốt trung bình có 70 miligam axit béo omega-6 và 1 miligam axit béo omega-3.

Protein trong cà rốt

Chỉ có một lượng nhỏ protein trong cà rốt. Một củ cà rốt trung bình chỉ cung cấp 1% nhu cầu protein hàng ngày của bạn. Bạn sẽ cần phải cân bằng chế độ ăn uống với các loại thực phẩm khác để cung cấp đủ protein, chẳng hạn như các loại đậu, các loại hạt, sữa, thịt và cá.

Vi chất dinh dưỡng ở Cà rốt

Cà rốt là nguồn vitamin A tuyệt vời. Bạn có thể cung cấp đủ nhu cầu cả ngày khi ăn một phần tư cup cà rốt nạo sạch hoặc 28 gam cà rốt. Vitamin A rất cần thiết cho thị giác và giúp tế bào phát triển, tốt cho chức năng miễn dịch, sinh sản và sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào.

Cà rốt là một nguồn tốt cung cấp thiamin, niacin, vitamin B6, folate và mangan. Ngoài ra, cà rốt là một nguồn chất xơ rất tốt (tuyệt vời cho hệ tiêu hóa), vitamin C, vitamin K và kali.

Lợi ích sức khỏe

Carotenoids được đặt tên theo cà rốt và chính là chất làm cho cây màu vàng, cam và đỏ.

Có rất nhiều loại carotenoids khác nhau và một số chính là nguyên liệu tổng hợp nên vitamin A. Những loại khác, gồm cả lutein, được mắt sử dụng để hấp thụ ánh sáng màu xanh và duy trì chức năng thị giác. Đây là bạn ăn cà rốt để thị lực tốt hơn. Nhiều carotenoid là chất chống oxy hóa.

Chế độ ăn giàu carotenoid có liên quan đến  giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư. Carotenoid từ thực phẩm tươi sống, chẳng hạn như cà rốt, là một lựa chọn tốt hơn so với sử dụng thực phẩm bổ sung.

Câu hỏi thường gặp

Cà rốt tím có tốt hơn không?

Cà rốt màu tím có thể đại diện cho cà rốt gia truyền, được trồng cách đây hàng trăm năm, trước khi chúng được lai bởi người nông dân Hà Lan rồi chuyển thành màu cam thường thấy ngày nay. Cà rốt có màu tím là do sắc tố anthocyanin flovonoid, giống như quả mâm xôi và các loại trái cây và rau quả tím khác. Cà rốt màu tím có nhiều lutein hơn, trong khi cà rốt cam có nhiều beta-carotene hơn. Cả hai loại này đều tốt cho sức khỏe. Lutein và anthocyanin có ảnh hưởng tới mắt, và cà rốt tím có nhiều chất chống oxy hóa hơn. Nếu bạn đang muốn những lợi ích đó, bạn có thể thêm cà rốt tím vào bữa ăn.

Cà rốt có ngọn thì có tươi hơn không?

Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên mua cà rốt còn ngọn vẫn thì có độ tươi tối ưu. Nhưng chúng không phải có sẵn ở khắp mọi nơi và không phải ai cũng có thời gian để cắt và chuẩn bị cà rốt ở nhà.

Cà rốt baby là gì? Cà rốt baby chỉ đơn giản là những củ cà rốt nhỏ hơn được cắt từ những củ lớn hơn. Cà rốt baby thường được rửa sạch và làm sạch để bạn có thể ăn ngay khi lấy khỏi túi, làm cho chúng trở thành một món ăn nhẹ thuận tiện và lành mạnh.

Bí quyết và mẹo chuẩn bị

Cà rốt có thể được bóc vỏ và thái lát để ăn sống. Chúng là món ăn ngon miệng hoặc là một gia vị tốt cho món hummus. Bạn cũng có thể băm nhỏ cà rốt và thêm vào món salad hoặc làm nhân cùng rau thơm tươi mát. Cà rốt là một gia vị tự nhiên cho súp và món hầm. Cà rốt nướng hoặc nấu chín  rất ngọt.

Dị ứng và tương tác

Dị ứng cà rốt rất hiếm. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt bạn có thể bị hội chứng dị ứng thực phẩm như kiểu dị ứng phấn hoa. Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa bạch dương, bạn sẽ dị ứng khi ăn cà rốt. Bạn có thể cảm thấy ngứa như kiến bò hoặc ngứa trong miệng sau khi ăn cà rốt. Trong trường hợp hiếm hoi, phản ứng có thể nghiêm trọng hơn và làm phù họng hoặc sốc phản vệ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 lý do nên uống nước cà rốt mỗi ngày

CTV Cảnh Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm