Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều gì xảy ra khi cơ thể chúng ta thiếu vitamin A?

Thiếu vitamin A dễ có nguy cơ mắc các bệnh về mắt, làm khô da và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ nhỏ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin A là vi chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là phát triển của các mô trong hệ cơ xương. Vitamin A giúp duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, bảo vệ mắt, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở trẻ.

Thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú vì nhu cầu vitamin A cao hơn các đối tượng khác. Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi dễ thiếu vitamin A vì đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh. Độ tuổi này do sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên dễ mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy, nhiễm giun… dẫn đến thiếu vitamin A.

Nguyên nhân cơ thể thiếu vitamin A

Cơ thể lấy vitamin A từ thức ăn và được dự trữ chủ yếu ở gan. Thiếu vitamin A chỉ xảy ra khi lượng vitamin A ăn vào không đủ và vitamin A dự trữ bị hết. Nguyên nhân gây thiếu vitamin A gồm:

Do khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitamin A

Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A mà phải do thức ăn cung cấp, vì vậy nguyên nhân chính của thiếu vitamin A là do ăn uống các loại thức ăn nghèo vitamin A và caroten (tiền vitamin A).

Bữa ăn thiếu mỡ làm giảm hấp thu vitamin A (vì vitamin A tan trong chất béo). Sữa mẹ là nguồn vitamin A quan trọng của trẻ nhỏ. Trẻ không được bú mẹ rất dễ thiếu vitamin A.

Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng

Các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng sau có liên quan nhiều tới thiếu vitamin A: Sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp và nhiễm giun nặng, nhất là nhiễm giun đũa. Sởi gây thiếu vitamin A vì khi mắc sởi, nhu cầu vitamin A trong cơ thể tăng cao. Virus sởi tác động vào hệ thống niêm mạc, do đó rất cần vitamin A để bảo vệ. Mặt khác, sởi có thể có các biến chứng nặng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng toàn thân.

Tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin A ở ruột. Gần đây, người ta thấy cả tiêu chảy cấp tính và nhiễm khuẩn hô hấp cũng có thể gây mất vitamin A qua phân và nước tiểu.

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Nhất là nhiễm giun đũa làm khả năng hấp thu vitamin A giảm. Tẩy giun sẽ cải thiện tình trạng vitamin A.

Suy dinh dưỡng protein - năng lượng

Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường kèm theo thiếu vitamin A. Thiếu protein sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng vitamin A trong cơ thể. Ngoài, thiếu một số vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin A trong cơ thể.

Cơ thể ra sao nếu thiếu vitamin A?

Dễ mắc bệnh nguy hiểm về mắt

Vitamin A là chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe niêm mạc và giác mạc, nâng đỡ cấu trúc, hạn chế tổn thương do gốc tự do gây ra. Ngoài ra, vitamin A tham gia trực tiếp vào phản ứng ở tế bào võng mạc, tạo sắc tố điều tiết mắt có khả năng nhìn trong môi trường thiếu ánh sáng.

Thiếu vitamin A dễ mắc các bệnh về mắt, da và làm chậm quá trình tăng trưởng của trẻ.

(Ảnh minh họa)

Thiếu vitamin A có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như quáng gà, khô mắt,... Nếu tình trạng khô mắt không được điều trị sớm thì có thể gây viêm kết giác mạc, viêm kết mạc, biến chứng sẹo giác mạc và có thể gây mờ mắt, mù mắt.

Làm chậm quá trình tăng trưởng của trẻ

Thiếu hụt vitamin A gây ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng chiều cao, tăng cường thị lực và khả năng miễn dịch của trẻ. Thiếu hụt vitamin A khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, khô da, chậm phát triển, rụng tóc nhiều. Sức đề kháng cơ thể yếu nên trẻ dễ mắc bệnh về tiêu hóa, hô hấp hơn và biến chứng cũng nặng hơn.

Nguy cơ mắc các bệnh về da

Vitamin A đảm bảo độ ẩm cho da và sức đề kháng giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại trên da. Dưỡng chất này còn giúp sự lưu thông máu, nuôi dưỡng giúp các tế bào da khỏe mạnh, hồng hào. Các nhiễm trùng và tế bào chết trên da cũng được loại bỏ nhờ vitamin A.

Vì thế, thiếu hụt vitamin A khiến bạn dễ mắc các bệnh về da như: khô da, ngứa da, tuyến nhờn hoạt động kém, da sần sùi tróc vảy.

Phòng ngừa thiếu vitamin A

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa nguy cơ thiếu vitamin A, cần bảo đảm ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là bổ sung những loại thức ăn giàu vitamin A như gan, trứng, sữa, dầu cá, đu đủ, xoài chín, gấc, cà rốt, khoai lang, các loại rau xanh đậm màu.

Bên cạnh đó, thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu vitamin A, giàu chất caroten, nhiều đạm, dầu mỡ. Cho trẻ bú mẹ đủ thời gian và chú ý tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ, nhất là bệnh sởi.

Bảo đảm nuôi dưỡng trẻ từ khi ăn bổ sung, bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin A. Cần sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau cho phong phú và đa dạng, chế biến hấp dẫn và hợp khẩu vị sẽ góp phần làm tăng hấp thu.

Ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin A và caroten. Bữa ăn cần cân đối và có đủ chất đạm, dầu mỡ giúp tăng hấp thu và chuyển hóa vitamin A.

Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin A liều cao. Bổ sung vitamin A liều cao được áp dụng cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao (trẻ từ 6-36 tháng tuổi, bà mẹ sau sinh 1 tháng). Những đối tượng này được uống vitamin A định kỳ, thông thường 6 tháng một lần.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Thiếu vitamin A, dễ tử vong.

Anh Khôi (th) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm