Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bổ sung vitamin A qua những thực phẩm nào?

Vitamin A đóng vai trò quan trọng với thị lực, hệ miễn dịch và sức khỏe nói chung. Để bổ sung vi chất này một cách an toàn, bạn nên thêm những thực phẩm giàu vitamin A vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Bổ sung vitamin A qua những thực phẩm nào?

Chế độ dinh dưỡng với đa dạng thực phẩm giàu vitamin A giúp phòng chống thiếu hụt vitamin A.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nguyên nhân chính của tình trạng thiếu vitamin A là do chế độ ăn với những thực phẩm nghèo vitamin A và carotene (một tiền chất của vitamin A). Tùy theo giới tính, độ tuổi và giai đoạn phát triển, cơ thể chúng ta sẽ có nhu cầu vitamin A khác nhau. Đặc biệt, phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em là đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin A cao, có thể được chỉ định uống vitamin A liều cao định kỳ.

Tuy cần thiết là vậy, bổ sung vitamin A không đúng liều lượng lại tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm. Lạm dụng vitamin A trong thời gian dài có thể gây hại cho gan và nhiều triệu chứng như viêm khớp, đau cơ bắp, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi… Trẻ nhỏ thừa vitamin A thường bị vàng da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, thóp phồng, thậm chí là co giật. phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn tới các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Vì lý do đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng với thực phẩm, rau củ quả giàu vitamin A là giải pháp cơ bản và lâu dài để đề phòng thiếu vitamin A. Những đối tượng có sức khỏe yếu, suy Dinh dưỡng nên bổ sung vitamin A qua thực phẩm chức năng, vitamin A liều cao theo tư vấn của bác sỹ.

Dưới đây là những thực phẩm giàu vitamin A nên có trong thực đơn hàng ngày của bạn:

Sữa và phô mai

Các chế phẩm từ sữa cung cấp các vi chất cần thiết cho cơ thể, trong đó có vitamin A.

Trong sữa và các chế phẩm từ sữa chứa vitamin A đã chuyển hóa, tức vitamin mà cơ thể có sử dụng trực tiếp. Bạn cần lưu ý rằng phô mai chứa nhiều calorie, chất béo bão hòa và muối. Sử dụng phô mai ở mức độ vừa phải sẽ giúp bạn hạn chế các tác dụng phụ của thực phẩm này. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng không quá 3 khẩu phần phô mai mỗi ngày (mỗi khẩu phần khoảng 42gr, tương đương 1 hộp diêm nhỏ).

Trứng

Trứng chứa nhiều vi chất cần thiết cho sức khỏe, trong đó có hàm lượng vitamin A khá dồi dào. Bạn có thể thêm trứng vào bất cứ bữa ăn nào trong ngày để bổ sung vitamin A và protein lành mạnh vào chế độ dinh dưỡng.

Cá béo

Cá béo và dầu gan cá đều là nguồn vitamin A dồi dào.

Các loại cá béo như cá hồi, cá trích không chỉ giàu acid béo omega-3 mà còn cung cấp hàm lượng kha khá vitamin A trong bữa ăn của bạn. Đây là những thực phẩm giàu vitamin A tốt cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm và bảo vệ tim mạch.

Gan động vật

Giống con người, động vật cũng dự trữ vitamin A trong gan, khiến đây trở thành nguồn vitamin A dồi dào. Do hàm lượng vi chất này trong gan rất cao, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai cần tham khảo bác sỹ khi sử dụng các món ăn từ gan động vật (như pate) trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Cà rốt

Beta-carotene trong cà rốt được chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể.

Ăn nhiều rau củ có màu vàng cam như khoai lang, bí đỏ và cà rốt là biện pháp đơn giản để đáp ứng nhu cầu vitamin A của cơ thể. Cà rốt được mệnh danh là thực phẩm tốt cho mắt nhờ hàm lượng cao beta-carotene – tiền chất của vitamin A. Do vitamin A tan trong chất béo, khi ăn những rau củ quả giàu vitamin A như cà rốt, bạn nên chất béo vào bữa ăn để cơ thể hấp thu vitamin tốt hơn.

Rau chân vịt

Rau chân vịt (hay rau bi na, cải bó xôi) cung cấp vitamin A dưới dạng carotenoid. Bạn có thể thưởng thức rau chân vịt bằng cách thêm vào món sinh tố, hoặc xào rau cùng chút dầu ăn và tỏi.

Xoài

Không chỉ giàu vitamin C, xoài chín còn chứa hàm lượng cao beta-carotene. Bạn nên sử dụng trái cây này như món ăn nhẹ lành mạnh hoặc chế biến thành sinh tố hoa quả ngon miệng.

Đu đủ

Đu đủ chín có sắc cam nhờ hàm lượng beta-carotene dồi dào. Ngoài ra, trong đu đủ chứa loại enzyme tiêu hóa tự nhiên papain, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Bổ sung vitamin A kéo dài có gây hại?

Quỳnh Trang H+ (Theo Byrdie) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm