Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêu chảy kéo dài một tuần có bình thường không?

Tiêu chảy là bệnh lý dễ gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Những trường hợp bệnh nhẹ, kết thúc sớm trong vòng 1-2 ngày. Tuy nhiên, có một trường hợp diễn biến xấu hơn, đó là người bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài.

Tiêu chảy kéo dài tiềm ẩn nhiều vấn đề mà người bệnh cần lưu ý để điều trị đúng. Bài viết này sẽ giúp bạn không chỉ nhận diện biểu hiện của chứng tiêu chảy kéo dài mà còn có nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lí.

Như thế nào là tiêu chảy kéo dài?

Triệu chứng tiêu chảy nói chung có biểu hiện là tình trạng bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, đau vùng bụng, đặc biệt là khung đại tràng. Nếu mức độ bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong một ngày, kéo dài từ 1-2 ngày. Mặt khác, tiêu chảy kéo dài ghi nhận khi triệu chứng tiêu chảy xuất hiện trên 14 ngày, chia làm 3 loại là tiêu chảy cấp tính (gọi tắt là tiêu chảy cấp), tiêu chảy bán cấp và tiêu chảy mãn tính. Để dễ dàng nhận biết, chúng ta thường phân chia theo hai loại là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính. Với tiêu chảy cấp, bệnh nhân sẽ có thời gian bệnh kéo dài 2 đến 3 tuần. Còn đối với tiêu chảy mãn tính, thời gian bệnh sẽ lâu hơn. Nói cách khác, người bệnh tiêu chảy kéo dài sẽ gặp tình trạng bệnh tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài mà không thể chữa bằng các phương pháp thông thường nếu không tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đúng.

Nguyên nhân tiêu chảy kéo dài

Nguyên nhân nhân dẫn đến tiêu chảy kéo dài có thể được chia như sau:

Không có tổn thương tại ruột, được chẩn đoán hội chứng ruột kích thích:

Những người bị hội chứng ruột kích thích thường sẽ bị tiêu chảy kéo dài và thường xuyên nếu họ gặp các vấn đề tâm lý như tâm trạng lo lắng, hồi hộp hay sợ hãi. Khi nội soi đại tràng và ruột bệnh nhân không có thương tổn. Người bệnh có thể sẽ đại tiện phân lỏng, không máu và luôn có cảm giác chưa đi ngoài hết.

Tổn thương đại tràng:

Khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài và tiến hành nội soi đại tràng, bệnh nhân được chẩn đoán “Viêm đại tràng mạn”. Trường hợp mắc bệnh viêm đại tràng mạn là do người bệnh đã bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc do chế độ ăn uống có vấn đề. Các nguyên nhân này được giải thích cụ thể hơn như sau: Bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng Lamblia, Amip. Ngoài ra còn có các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như Shigella, Samonella cũng có thể là nguyên nhân gây viêm đại tràng mạn, dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Các loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy kéo dài thường gặp là giun kim, giun đũa, sán ruột. Bệnh nhân có chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn. Xuất hiện bệnh lý có thể do ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc các thức ăn gây tổn thương, kích thích niêm mạc ruột. Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác mà chúng ta ít khi để ý. Đó chính là tình trạng kém hấp thu đường. Khi cơ thể không hấp thu được các loại đường như lactose, glucose-galactose, fructose sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hoặc cơ thể thiếu các men như sucrase-isomaltase, men lactase... cũng là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy kéo dài.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài

Bệnh nhân tiêu chảy kéo dài thường xuyên cảm thấy bụng trướng hơi, đau âm ỉ phần dưới bụng. Tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng và nhiễm trùng nghiêm trọng cũng xuất hiện, rất nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi bị tiêu chảy kéo dài, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để điều trị triệt để và đúng cách. Các bệnh nhân là trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi cần được đặc biệt lưu ý: Nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài là phải điều chỉnh rối loạn nước trước tiên. Sau đó điều trị nhiễm trùng và theo nguyên nhân riêng biệt. Điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài được các bác sĩ chia thành hai giai đoạn.

Điều trị, xử lí ban đầu:

Thực hiện bù dịch bằng ORS (Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân không hấp thu được glucose thì cần bù dịch bằng tĩnh mạch cho đến khi đáp ứng ORS). Tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn sẽ có các bước điều trị ban đầu phức tạp hơn.

Điều trị đặc hiệu:

Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nhiễm trùng cho bệnh nhân tiêu chảy kéo dài. Soi phân bệnh nhân để xác định đúng nguyên nhân và dùng thuốc chuyên biệt điều trị. Đối với bệnh nhân tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng mạn tính, các thuốc hay dùng để điều trị gồm có. Sử dụng kháng sinh đường ruột (Biceptol, Flagyl, Flagentyl,...) và thuốc điều hòa nhu động ruột (Visceralgin, Dobriat, Rekalat,...). Bổ sung vitamin và khoáng chất để điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài. Các chất cần bổ sung như folate, vitamin A, đồng, sắt, kẽm, magne. Theo dõi bệnh nhân hàng ngày thông qua cân nặng, thân nhiệt, lượng ăn vào, số lần tiêu chảy... để từ đó xác định bệnh nhân đạt tiêu chuẩn xuất viện hay chưa.

Các nguyên nhân cần điều trị cụ thể

Phương pháp điều trị tiêu chảy kéo dài hoặc mãn tính tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể xảy ra và các lựa chọn điều trị.

Nhiễm trùng: Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn kéo dài hoặc thuốc chống ký sinh trùng để kiểm soát nhiễm trùng do ký sinh trùng.

Dị ứng thực phẩm và không dung nạp: Nếu nghi ngờ bị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm, bác sĩ có thể khuyên mọi người nên ghi nhật ký thực phẩm. Mọi người có thể sử dụng nhật ký để ghi lại các loại thực phẩm ăn hàng ngày và các triệu chứng gặp phải. Theo thời gian, điều này sẽ giúp phát hiện các loại thực phẩm có thể gây tiêu chảy. Điều trị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm thường bao gồm việc tránh các loại thực phẩm gây kích thích đã biết.

Điều trị các vấn đề tiêu hóa: Việc điều trị vấn đề tiêu hóa phụ thuộc vào loại tình trạng. Tùy thuộc vào nguyên nhân,  có thể liên quan đến một hoặc nhiều tình trạng sau:

  • Tránh một số loại thực phẩm
  • Dùng thuốc để kiểm soát tình trạng cơ bản
  • Dùng thuốc để giảm bớt tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa khác
  • Phẫu thuật để giúp điều trị tình trạng cơ bản

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Mọi người nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu có các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Nôn mửa thường xuyên
  • Phân có màu đen, hắc ín hoặc có máu
  • Đau dữ dội ở bụng hoặc trực tràng
  • Dấu hiệu mất nước

Kết luận, những kiến thức về tiêu chảy kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy cấp trên đều rất hữu ích và thiết thực. Tuy vậy, để phòng và điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài hiệu quả nhất, hãy yêu cầu thêm sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lựa chọn probiotic cho bệnh tiêu chảy

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm