Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị ứng thuốc (Phần 2)

Dị ứng thuốc là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch với một loại thuốc bất kỳ. Về nguyên tắc, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra dị ứng, song trên thực tế sẽ có một số loại thuốc có khả năng gây dị ứng cao hơn một số loại khác.

(tiếp phần 1)

Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể có phản ứng dị ứng với thuốc, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm các yếu tố như:

  • Tiền sử các bệnh dị ứng, chẳng hạn như dị ứng thực phẩm hoặc sốt cỏ khô
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị dị ứng thuốc
  • Tăng khả năng tiếp xúc với thuốc do dùng liều cao, sử dụng lặp đi lặp lại hoặc sử dụng kéo dài
  • Một số bệnh thường liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc, chẳng hạn như nhiễm HIV hoặc virus Epstein-Barr

Chẩn đoán

Một chẩn đoán chính xác là điều vô cùng cần thiết. Nghiên cứu đã gợi ý rằng dị ứng thuốc có thể được chẩn đoán quá mức và bệnh nhân có thể báo cáo cả tình trạng dị ứng của bản thân dù chưa từng được xác nhận. Dị ứng thuốc nếu được chẩn đoán sai có thể dẫn đến việc sử dụng các loại thuốc kém thích hợp hơn hoặc đắt tiền hơn.

Bác sĩ sẽ tiến hành khám và đặt ra các câu hỏi. Thông tin chi tiết về sự khởi phát của các triệu chứng, thời gian sử dụng thuốc và sự cải thiện hoặc xấu đi của các triệu chứng là những manh mối quan trọng trong tiền sử và bệnh sử bệnh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung hoặc giới thiệu bạn đến một chuyên gia dị ứng để làm các xét nghiệm.

Phòng ngừa

Nếu bạn bị dị ứng thuốc, cách phòng ngừa tốt nhất là tránh dùng loại thuốc đó. Một số mẹo có thể thực hiện bao gồm:

  • Thông báo cho nhân viên y tế. Hãy chắc chắn rằng tình trạng dị ứng thuốc của bạn được xác định rõ ràng bởi các chuyên gia y tế. Bạn cũng hãy thông báo đặc điểm của mình cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác, chẳng hạn như nha sĩ hoặc bất kỳ chuyên gia y tế nào khác khi điều trị một vấn đề sức khỏe nào đó cần can thiệp từ các chuyên gia.
  • Đeo vòng tay. Ở một số nơi, đeo vòng đeo tay cảnh báo y tế với xác định tình trạng dị ứng thuốc của bản thân có thể rất hữu ích. Thông tin này có thể đảm bảo điều trị thích hợp trong trường hợp khẩn cấp.

Điều trị

Các biện pháp can thiệp có thể tác động theo 2 cách:

1. Điều trị triệu chứng hiện tại

Nếu xác định được tình trạng kháng thuốc của bản thân, bác sĩ sẽ cho ngừng sử dụng thuốc là bước đầu tiên. Đây cũng là bước quan trọng trong nhiều trường hợp và đôi khi chỉ cần như vậy là đủ. Sau đó, thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để ngăn tình trạng dị ứng xảy ra.  Đôi khi, thuốc corticoid dạng uống hoặc tiêm cũng có thể được kê để dự phòng các triệu chứng nghiêm trọng. Trong điều trị sốc phản vệ, cần tiêm epinephrine ngay lập tức cũng chăm sóc đặc biệt tại các cơ sở y tế để có thể hỗ trợ thở hay duy trì huyết áp ổn định.

2. Theo dõi cẩn trọng

Nếu trường hợp dị ứng thuốc đã được xác nhận, bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc trừ khi cần thiết. Trong một số trường hợp - nếu chẩn đoán dị ứng thuốc không chắc chắn hoặc không có phương pháp điều trị thay thế - bác sĩ có thể sử dụng một trong hai cách trên để đánh giá loại thuốc nghi ngờ.

Cho dù là cách nào đi chăng nữa thì đây là lúc cần sự giám sát cẩn thận và hỗ trợ kịp thời để điều trị phản ứng có hại nếu xảy ra. Những biện pháp can thiệp này thường được tránh nếu trước đây thuốc đã gây ra các phản ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Khi chẩn đoán dị ứng thuốc là không chắc chắn và bác sĩ đánh giá rằng không có khả năng xảy ra dị ứng, thử thuốc có thể được thực hiện. Với quy trình này, thuốc sẽ được chia nhỏ liều (từ hai đến năm liều), bắt đầu với một liều lượng nhỏ và tăng dần đến liều lượng mong muốn. Khi đạt đến liều điều trị mà không có phản ứng nào, kết luận rằng không bị dị ứng với thuốc sẽ được đưa ra và sau đó có thể dùng thuốc theo quy định một cách bình thường.

3. Giải mẫn cảm với thuốc

Nếu rất cần thiết phải dùng một loại thuốc đã gây ra phản ứng dị ứng, bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị gọi là giải mẫn cảm với thuốc. Với phương pháp điều trị này, cơ thể sẽ nhận được sử dụng liều rất nhỏ ban đầu và sau đó tăng dần các liều lớn hơn sau mỗi 15 đến 30 phút trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu cơ thể đáp ứng tốt với liều lượng mong muốn mà không có phản ứng nào thì người bệnh có thể tiếp tục điều trị. Phương pháp này giúp cơ thể thích nghi dần với thuốc, tránh phản ứng mạnh đột ngột và gây nguy hiểm.

Tổng kết

Dị ứng thuốc là điều có thể gặp phải ở bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào và bất cứ loại thuốc nào. Tuy nhiên, sẽ có một số loại thuốc có khả năng gây dị ứng cao hơn một số loại khác. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào gặp phải để được xử trí kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Các loại thuốc gây nghiện thường gặp

 

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm