Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những hiểu lầm về việc dùng thuốc cho trẻ

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi cần rất thận trọng khi sử dụng các loại thuốc. Hãy cùng tìm hiểu những hiểu lầm hoặc những câu hỏi thường gặp về việc sử dụng thuốc cho trẻ.

Không nên dùng loại thuốc nào dưới đây để hạ sốt cho trẻ? Ibuprofen, Acetaminophen hay Aspirin?

ĐA: Aspirin. Người lớn có thể sử dụng aspirin để giảm đau và hạ sốt, nhưng bạn không nên sử dụng loại thuốc này cho trẻ. Aspirin có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như hội chứng Reye, có thể gây hại cho não và gan. Cà ibuprofen và acetaminophen đều có thể sử dụng được cho trẻ em

Để tìm ra liều phù hợp với trẻ em, bạn nên dựa vào: tuổi, cân nặng hay chiều cao của trẻ?

ĐA: Cân nặng. Cân nặng của trẻ là yếu tố tiên quyết khi lựa chọn liều thuốc cho trẻ. Nếu bạn không biết cân nặng của trẻ, bạn có thể dựa vào tuổi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn phân vân về việc lựa chọn liều thuốc cho trẻ.

Cách tốt nhất để cho trẻ uống thuốc của người lớn là: hoà tan với nước, bẻ đôi thuốc hay không nên sử dụng thuốc của người lớn cho trẻ mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ?

ĐA: Bạn không nên sử dụng thuốc của người lớn cho trẻ em mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Trẻ em không đơn giản chỉ là người lớn thu nhỏ. Phản ứng của trẻ với thuốc cũng khác với người lớn. Trên thực tế, một số loại thuốc, ví dụ như aspirin có thể gây hại cho trẻ. Do vậy, không nên sử dụng thuốc của người lớn cho trẻ em mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu sau khi uống ibuprofen, trẻ bị nôn thì bạn cần cho trẻ uống lại một liều mới?

ĐA: Sai. Trong đa số các trường hợp, bạn cần đợi ít nhất 6 tiếng trước khi cho trẻ uống lại thuốc. Ngoại lệ duy nhất là nếu bạn cho trẻ uống thuốc dạng viên nén và bạn nhìn thấy trẻ nôn ra nguyên cả viên thuốc, hoặc trẻ không nuốt viên thuốc trước khi nôn.

Cách tốt nhất để tiêu huỷ số thuốc hết hạn là gì?

 A: Thả vào trong bồn cầu và giật nước

B: Trộn thuốc với một chất bẩn, sau đó gói vào túi nilon kín và vứt đi

C: Đốt hết chỗ thuốc đó

ĐA: B. FDA khuyến cáo rằng, bạn nên trộn thuốc với một chất gì đó bẩn trước khi vứt đi. Bằng cách này, nhiều khả năng trẻ sẽ vứt thuốc đi. Đừng vứt thuốc vào trong bồn cầu hoặc chon xuống đất. Vì việc này có thể gây hại cho môi trường. Thuốc cũng có thể sẽ ngấm qua đất đi vào hệ thống nước uống nước thải.

Sau khi hết hạn sử dụng thì bạn có thể sử dụng các thuốc không kê đơn trong bao lâu thì an toàn?  1 tháng, nhiều năm hay không nên sử dụng nữa?

ĐA: Nhiều năm. Nguy cơ duy nhất đối với các thuốc hết hạn sử dụng đó là thuốc sẽ yếu hơn so với tác dụng ban đầu. Vì thế, nếu bạn muốn có tác dụng 100% thì nên sử dụng trước khi thuốc hết hạn sử dụng ghi trên nhãn.

Loại thuốc nào sẽ có tác dụng lâu hơn? Acetaminophen hay Ibuprofen?

ĐA: Ibuprofen. Các bác sĩ khuyến cáo rằng nên uống các liều ibuprofen cách nhau từ 6-8 tiếng, các liều acetaminophen nên cách nhau từ 4-6 tiếng. Bạn không nên cho trẻ uống nhiều hơn 5 liều acetaminophen trong vòng 24 giờ và không nhiều hơn 4 liều ibuprofen trong vòng 24 giờ.

Khi nào trẻ có thể bắt đầu uống các thuốc cảm lạnh và ho không kê đơn? 2 tuổi, 4 tuổi hay 6 tuổi?

ĐA: 4 tuổi. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng các thuốc ho và cảm lạnh không an toàn cho những trẻ dưới 4 tuổi vì trẻ có thể gặp phải các phản ứng phụ. Ngoài ra, thuốc sẽ không giúp trẻ giảm ho và cảm lạnh nhiều so với trước khi uống.

Nên cất các loại thuốc của trẻ ở đâu để đảm bảo an toàn nhất? Trên nóc tủ cao, trong tủ có khoá hay trong tủ lạnh?

ĐA: Trong tủ có khoá. Việc để thuốc trên nóc tủ cao cũng là rất tốt rồi vì trẻ sẽ không nhìn thấy, nhưng để đảm bảo an toàn nhất, hãy để thuốc trong tủ có khoá. Trẻ em rất ầm ĩ và chúng có khả năng leo trèo rất giỏi. Theo thống kê của CDC, mỗi năm tại Mỹ có hơn 60.000 trẻ phải nhập viện uống phải những thuốc không nên uống. Do vậy, để an toàn nhất, hãy cho thuốc vào tủ có khoá.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thuốc và các nguyên tắc sơ cứu cần phải biết

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

Xem thêm