Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị ứng kem chống nắng: Phải làm sao để bảo vệ da hiệu quả?

Dị ứng kem chống nắng là tình trạng không hề hiếm gặp nếu bạn có làn da khá nhạy cảm hoặc thành phần trong kem không thân thiện với da hoặc bị viêm da tiếp xúc. Sử dụng kem chống nắng là một phần quan trọng trong chu trình chăm sóc da. Ngoài ra, thành phần chống nắng hiện nay đã được thêm vào nhiều loại mỹ phẩm và kem dưỡng da bên cạnh các tính năng chuyên dụng của sản phẩm. Có khá nhiều trường hợp bị dị ứng kem chống nắng.

Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng

Các biểu hiện dị ứng kem chống nắng trông tương tự như khi bạn bị phát ban do nhiệt hoặc cháy nắng:

  • Bôi kem chống nắng bị ngứa
  • Tróc da
  • Da sưng
  • Nổi mẩn đỏ
  • Nổi mề đay
  • Mụn nước có dịch bên trong
  • Vùng da bôi kem chống nắng có cảm giác đau.

Sau khi dùng kem chống nắng, quãng thời gian cần thiết để phản ứng dị ứng xuất hiện tùy thuộc vào từng người. Nó có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc có thể mất đến hai ngày để bất kỳ dấu hiệu nào trở nên rõ ràng hơn. Đôi khi, bạn có thể không biết mình bị dị ứng cho đến khi kem chống nắng trên da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng như tia tử ngoại. Loại phản ứng này được gọi là viêm da tiếp xúc quang.

Cách chữa dị ứng kem chống nắng

Tình trạng dị ứng với kem chống nắng được điều trị tương tự như các phản ứng dị ứng da khác. Đầu tiên, khi có dấu hiệu dị ứng kem chống nắng, bạn cần tẩy sạch lượng kem còn sót lại trên da. Trong trường hợp nhẹ hơn, tình trạng phát ban sẽ tự giảm. Các trường hợp từ trung bình đến nặng có thể cần dùng thuốc bôi ngoài da chứa steroid hoặc thuốc uống để giảm viêm và phản ứng. Thuốc kháng Histamine đường uống cũng có thể giúp giảm ngứa và dị ứng. Ngoài ra, hãy hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhằm giảm thiểu tình trạng mẩn đỏ trở nên nghiêm trọng hơn. Thời gian để da phục hồi hoàn toàn có thể mất đến vài ngày, tùy thuộc vào mức độ dị ứng của bạn.

Bảo vệ da như thế nào khi dùng kem chống nắng gặp nhiều khó khăn?

Kem chống nắng gần như là “vật bất ly thân” của nhiều người để bảo vệ da khỏi những tổn thương do ánh nắng mặt trời. Thế nhưng, nếu dùng kem chống nắng bị ngứa thì phải làm sao? Có cách nào khác để bảo vệ da? Để tránh tình trạng xài kem chống nắng bị ngứa, cách tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần mà bạn nhạy cảm. Theo Đại học Dị ứng, Hen và Miễn dịch học Hoa Kỳ, một số thành phần chống nắng phổ biến nhất dễ gây dị ứng bao gồm:

  • Benzophenone (đặc biệt là benzeophenone-3 hay oxybenzone)
  • Para-Aminobenzoic Acid (PABA)
  • Dibenzoylmethanes
  • Octocrylene
  • Salicylates
  • Cinnamate
  • Hương liệu

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử dùng kem chống nắng có oxid kẽm (zinc oxide) và titan dioxide bởi chúng ít gây nguy cơ dị ứng hơn, đồng thời cũng bảo vệ bạn chống lại tia UVA, UVB. Bên cạnh đó, trước khi dùng kem lên toàn bộ vùng da lớn, hãy bôi một chút lên khu vực xương hàm từ 1 – 2 ngày liên tục để phát hiện bất thường (nếu có). Kem chống nắng rất cần thiết, nhưng nếu bạn cảm thấy đã quá mệt mỏi sau khi thử qua rất nhiều sản phẩm khác nhau mà vẫn chưa tìm được loại kem phù hơp, không gây kích ứng thì vẫn có nhiều cách khác để bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời như:

  • Mặc quần áo chống nắng được dán nhãn SPF bởi chúng đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ da khỏi tia UV
  • Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm (từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều)
  • Đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím
  • Sử dụng viên uống chống nắng
  • Đội mũ rộng vành.

Khi nào nên đi khám?

Các trường hợp dị ứng lặp đi lặp lại hoặc nghiêm trọng nên đến bác sĩ da liễu để chẩn đoán chính xác tình trạng da và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ gợi ý các sản phẩm phù hợp với bạn nhất. Ngoài ra, nếu nghĩ rằng bạn bị dị ứng với kem chống nắng và có bất kỳ triệu chứng toàn thân nào (như sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc khó thở) đi kèm với da ửng đỏ hoặc làn da không hề cải thiện sau một thời gian thì cũng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Đối tượng nào có nguy cơ bị dị ứng?

Những người có nguy cơ cao bị dị ứng với các sản phẩm chống nắng là:

  • Người bị viêm da cơ địa
  • Những người thường xuyên phải hoạt động ngoài trời
  • Người thoa kem chống nắng trên làn da bị tổn thương
  • Nữ giới, nếu bạn dùng nhiều sản phẩm trang điểm có chỉ số chống nắng
  • Những người có tình trạng da mạn tính liên quan đến ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như da bị tổn thương nếu tiếp xúc với ánh nắng.

Bạn có thể tăng nguy cơ dị ứng với kem chống nắng nếu bạn bị viêm da tiếp xúc hoặc nhạy cảm với những thành phần hóa học có trong kem.

Kết luận

Dị ứng kem chống nắng không phải là quá hiếm. Cách tốt nhất để ngăn ngừa phản ứng dị ứng với kem chống nắng là đảm bảo bạn tránh bất kỳ thành phần nào đã biết mà bạn nhạy cảm. Giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi bị tổn hại. Sử dụng kem chống nắng là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư da, vì vậy bạn nên cố gắng tìm một sản phẩm hiệu quả và không gây phản ứng bất cứ khi nào có thể. Nếu bạn vẫn tiếp tục gặp các phản ứng mặc dù đã thay đổi kem chống nắng, có thể đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những người tuyệt đối không được dùng kem chống nắng

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm