Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị tật thường gặp ở trẻ sinh ngôi mông

Khi gần đến ngày sinh, em bé có thể sẽ xoay ngôi và quay đầu xuống dưới, chuẩn bị cho việc ra đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mông, chân hoặc cả mông và chân của em bé sẽ hướng xuống dưới, chứ không phải là đầu khiến mông và chân sẽ chui ra trước. Tình trạng này được gọi là ngôi mông và có khoảng 3-4% số ca sinh đủ tháng sẽ có ngôi mông.

Trẻ sinh ra có ngôi mông sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn một chút. Việc không thể chuyển ngôi thuận trước khi sinh cũng có thể xảy ra do hậu quả của các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả những em bé sinh ra có ngôi mông đều sẽ bị dị tật bẩm sinh.

Các loại ngôi mông

Có 3 loại ngôi mông:

  • Ngôi mông không hoàn toàn kiểu mông: là dạng ngôi mông phổ biến nhất, khi mông sẽ chui ra ngoài trước. Chân trẻ sẽ giơ lên ở phía trước mặt và bàn chân gần với đầu
  • Ngôi mông hoàn toàn: mông ở gần với đường dẫn sinh hơn, đầu gối co lại và bàn chân ở gần mông
  • Ngôi mông không hoàn toàn: mông và một bàn chân sẽ ở gần đường dẫn sinh hơn, chân còn lại vẫn sẽ giơ lên như trong trường hợp ngôi mông không hoàn toàn kiểu mông.

Tỷ lệ trẻ sinh ngôi mông bị dị tật bẩm sinh là bao nhiêu?

Số lượng em bé sinh ra ngôi mông bị dị tật bẩm sinh sẽ cao hơn một chút. Một nghiên cứu cho thấy rằng ít nhất 11.7% số trẻ em sinh ra ngôi mông sẽ mắc ít nhất 1 dị tật bẩm sinh. Con số này ở trẻ em sinh ngôi thuận chỉ là 5.1%. Nghiên cứu này cho rằng, ngôi mông có thể là chỉ báo cho thấy em bé có bất thường bẩm sinh. Do có các bất thường bẩm sinh nên em bé không thể xoay về ngôi thuận trước khi sinh được. Tuy nhiên, không phải tất cả em bé sinh ra với ngôi mông đều bị dị tật.

Những dị tật nào thường gặp ở em bé sinh ngôi mông?

Các nghiên cứu cho thấy rằng, những dị tật dưới đây thường gặp ở trẻ sinh ngôi mông:

  • Bất thường bẩm sinh về hông hoặc loạn sản hông: trẻ sinh ngôi mông có thể gặp phải các bất thường bẩm sinh về hông, ví dụ như chứng loạn sản hông vì các chuyển động trong tử cung của trẻ có thể bị hạn chế. Dị tật này đặc biệt phổ biến ở trẻ sinh nogoi mông không hoàn toàn kiểu mông
  • Các bất thường về hệ thần kinh và cơ xương: trẻ sinh ngôi mông sẽ có nguy cơ gặp các bất thường về hệ thần kinh hoặc cơ xương hơn do giảm chuyển động trong tử cung. Bất thường này có thẻ là lý do khiến trẻ không xoay được về ngôi thuận trước khi sinh
  • Bất thường về cấu trúc tai, mặt, mắt, cổ: những bất thường này có thể ảnh hưởng đến khả năng xoay của trẻ
  • Sứt môi, hở hàm ếch, bất thường về hệ tuần hoàn, hô hấp: những tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ sinh ngôi mông do có quá nhiều nước ối
  • Bất thường hệ niệu dục: có thể khiến trẻ sẽ ở ngôi mông do quá ít hoặc quá nhiều nước ối
  • Bất thường nhiễm sắc thể: hạn chế sự phát triển trong tử cung thường đi kèm với bất thường về nhiễm sắc thể và có thể dẫn đến ngôi mông.

Nghiên cứu cũng lưu ý rằng, mặc dù có thể xảy ra nhiều bất thường, nhưng trẻ sinh ngôi mông sẽ không gặp phải các bất thường ở hệ tiêu hoá.

Biến chứng của ngôi mông

Sa dây rốn và bị kẹt đầu là các vấn đề phổ biến nhất ở trẻ sinh ngôi mông. Nếu dây rốn bị chèn ép trong quá trình sinh, thì lượng máu và oxy đến thai nhi sẽ giảm xuống.

Sinh ngôi mông cũng sẽ đi kèm với tình trạng suy thai trong nhiều trường hợp. Thời gian sinh lâu và việc nước ối nhuốm phân su có thể là lý do cho tình trạng suy thai. Trong quá trình sinh trẻ  ngôi mông, cũng sẽ có nguy cơ bị lệch vị trí hông cao hơn

Dự phòng các vấn đề do ngôi mông

Không có cách nào để dự phòng các dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ngôi mông. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến ngôi mông có thể dự phòng được bằng cách chuyển ngôi thai trước khi sinh.

Tác động từ bên ngoài

Kỹ thuật này thường được thực hiện ở tuần thứ 37 của thai kỳ, trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu nhưng rất hiếm khi được thực hiện trong quá trình sinh nở, khi màng ối đã vỡ.

Bác sĩ có thể sẽ tiêm cho bạn các thuốc ứng chế chuyển dạ trước để ngăn chặn các cơn co tử cung và giúp làm thư giãn tử cung. Sau khi theo dõi tư thế của thai nhi, vị trí bánh rau và lượng nước ối, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng để thay đổi vị trí của em bé. Trong quá trình này, thai nhi sẽ được theo dõi chặt chẽ thông qua việc siêu âm và theo dõi tim thai.

Biến chứng trong quá trình này rất hiếm, nhưng không phải không xảy ra. Do vậy, kỹ thuật này nên được tiến hành ở bệnh viện có thể tiến hành cấp cứu mổ đẻ. Nếu thành công, bạn hoàn toàn có thể sinh thường sau khi đã xoay ngôi thành công.

Trị liệu thần kinh cột sống

Phương pháp này tập trung vào việc thư giãn tử cung và các dây chằng, giúp làm giảm áp lực lên vùng chậu. Phương pháp này dựa trên lý thuyết rằng tử cung càng thư giãn thì em bé sẽ càng dễ xoay ngôi. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ việc sử dụng phương pháp này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các dấu hiệu chuyển dạ là gì?

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo MomJunction)
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

Xem thêm