Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chụp CT có phát hiện được ung thư không?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn liên quan đến chụp cắt lớp toàn thân, cách hoạt động và những rủi ro liên quan đến phương pháp sàng lọc này.

Một xét nghiệm quang học kiểm tra toàn thân thường được gọi là xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) toàn bộ cơ thể. Những phương pháp kiểm tra toàn thân còn có thể được thực hiện bằng cách sử dụng xét nghiệm MRI hoặc PET, nhưng chụp CT là phổ biến nhất. Thông thường, chụp CT được sử dụng để kiểm tra mức độ chấn thương hoặc chảy máu bên trong và cũng có thể theo dõi sự tiến triển của bệnh ung thư.

Gần đây, các trung  tâm chẩn đoán hình ảnh và trung tâm y tế đã bắt đầu cung cấp dịch vụ chụp cắt lớp toàn thân như một dịch vụ phát hiện ung thư theo nhu cầu. Dịch vụ này được cung cấp cho những người khỏe mạnh và thường không có các triệu chứng liên quan đến ung thư.

Mặc dù đây dường như là một công cụ tốt để phát hiện ung thư sớm, nhưng các tổ chức y tế lớn không khuyến nghị chụp CT toàn thân như một phương pháp sàng lọc ung thư. Các nghiên cứu vẫn đang thực hiện, nhưng tại thời điểm hiện tại, các rủi ro của chụp cắt lớp được cho là lớn hơn lợi ích mang lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn liên quan đến chụp cắt lớp toàn thân, cách hoạt động và những rủi ro liên quan đến phương pháp sàng lọc này.

Bạn có cần chụp CT toàn bộ cơ thể hay không?

Chụp CT toàn bộ cơ thể thường chỉ được thực hiện khi có các yêu cầu cụ thể, chẳng hạn như để giúp bác sĩ nhìn thấy chảy máu bên trong hoặc để có được hình ảnh rõ hơn về toàn bộ mức độ chấn thương. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để đánh giá xem ung thư có đang lan rộng hoặc đang đáp ứng với điều trị hay không.

Chụp CT  toàn thân không được coi là một công cụ sàng lọc và phát hiện sớm ung thư hiệu quả. Việc sử dụng chụp CT toàn thân cho những người khỏe mạnh, không có triệu chứng không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hoặc bất kỳ tổ chức y tế lớn nào khuyến nghị.

Các nhà nghiên cứu hiện nay đang đánh giá lợi ích của việc chụp CT toàn thân khi sàng lọc những người có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và đại tràng, nhưng lợi ích của xét nghiệm này chưa được chứng minh. Hiện tại, chụp CT toàn bộ cơ thể chỉ được khuyến nghị trong các trường hợp y tế đặc biệt.

Chụp CT toàn bộ cơ thể có hữu ích để phát hiện ung thư sớm không?

Một số trung tâm chẩn đoán hình ảnh hoặc trung tâm y tế đề suất chụp CT toàn thân như một phương pháp phát hiện ung thư sớm. Trong đa số trường hợp, chụp CT sẽ được đề xuất. Một số trung tâm chẩn đoán hình ảnh cũng có thể đề xuất chụp PET hoặc MRI toàn thân.

Về nguyên tắc, những phương pháp này có ý nghĩa vì những hình ảnh chụp toàn bộ cơ thể bạn sẽ là một cách tốt để tìm ra khối u trước khi chúng bắt đầu gây ra các triệu chứng. Nhưng không có phương pháp chụp toàn thân nào trong số này là phương pháp sàng lọc được khuyến nghị.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh truyền thống sẽ tập trung vào những khu vực nhỏ và tìm nhưng khối u liên quan đến một bệnh ung thư cụ thể. Ví dụ như chụp mammogram giúp có hình ảnh chi tiết về các mô tại ngực.

Chụp CT toàn bộ cơ thể giúp có thể đánh giá trên toàn bộ cơ thể, nhưng phương pháp này cũng có thể không tìm thấy những khối u nhỏ hoặc bị che lấp. Điều này có thể làm cho một số người bỏ qua các triệu chứng do ung thư gây ra.

Đọc thêm bài viết: Trà sữa có thể gây ung thư?

Ngoài ra, những người khỏe mạnh được chụp CT toàn thân có thể nhận được kết quả “dương tính giả”. Những kết quả dương tính giả này có thể khiến bệnh nhân phải thực hiện những xét nghiệm, gia tăng chi phí và căng thẳng không cần thiết. 

Những rủi ro của chụp chụp CT toàn thân?

Một trong những rủi ro lớn nhất của chụp CT toàn thân đó là phơi nhiễm với phóng xạ. Cả chụp cắt lớp CT và PET đều sử dụng phóng xạ để tạo ra những hình ảnh chi tiết của cấu trúc bên trong cơ thể. Cơ thể sẽ phải phơi nhiễm với một lượng lớn chất phóng xạ trong quá trình chụp CT và PET toàn thân, điều này có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Khi chụp CT toàn thân được sử dụng để kiểm tra mức độ chấn thương hoặc tiến triển của ung thư như thế nào, lợi ích của phương pháp này lớn hơn những rủi ro gây ra.

Những lợi ích của chụp CT toàn thân để phát hiện ung thư chưa được chứng minh, thêm vào đó rủi ro xuất hiện dương tính giả có thể dẫn đến xét nghiệm này không cần thiết và kết quả âm tính giả có thể gây mọi người bỏ qua các triệu chứng gây ung thư.

Phương pháp xét nghiệm nội soi đại tràng có thể gây ra biến chứng như chảy máu, nhưng giống như chụp mammogram, lợi ích phát hiện ung thư sớm của hai xét nghiệm này đã được chứng minh.

Ngoài ra, cả hai phương pháp này đều không khiến cơ thể tiếp xúc với lượng phóng xạ cao. Trên thực tế, loại xét nghiệm ung thư duy nhất khác khiến cơ thể bạn tiếp xúc với bức xạ là chụp CT được sử dụng cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao. Trong trường hợp đó, một lượng bức xạ nhỏ hơn nhiều sẽ được tập trung vào một vùng cơ thể nhỏ hơn nhiều so với khi chụp CT toàn thân.

Đọc thêm bài viết: 9 loại trái cây có lợi nên ăn trong và sau khi điều trị ung thư

Những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh phổ biến nào được sử dụng để phát hiện ung thư?

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để phát hiện ung thư sớm. Một trong số các xét nghiệm này được khuyến nghị cho một nhóm đối tượng hoặc giới tính cụ thể. Một số xét nghiệm khác phù hợp với những người có nguy cơ mắc ung thư cao. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để phát hiện ung thư bao gồm: Mammogram, chụp MRI, chụp CT, chụp X-Quang và siêu âm. 

Chụp CT toàn thân thường được cung cấp dưới dạng xét nghiệm ung thư sớm bởi một số trung tâm y tế và trung tâm chẩn đoán hình ảnh. Phương pháp này không được khuyến nghị bởi các tổ chức y tế lớn cũng như hiện nay chưa có bằng chứng chứng minh hiệu quả phát hiện ung thư sớm.

Chụp CT toàn thân có thể đưa ra kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả. Xét nghiệm này cũng có thể gây phơi nhiễm phóng xạ với người khỏe mạnh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư mà không có lợi ích đã được chứng minh. Nghiên cứu đang xem xét những lợi ích của phương pháp chụp cắt lớp toàn thân với những người có nguy cơ mắc bệnh cao, nhưng hiện nay, chụp cắt lớp toàn thân không được khuyến nghị như một phương pháp sàng lọc ung thư.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm