Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các loại thảo mộc giúp giảm cholesterol

Bài viết này sẽ đưa ra các loại thảo mộc có bằng chứng cho thấy chúng có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước.

Cholesterol là một thành phần xây dựng cần thiết cho các tế bào. Cholesterol được sản xuất tại gan và được vận chuyển đi khắp cơ thể thông qua máu. Di truyền và lối sống có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol mà gan sản xuất. Khi cholesterol được sản xuất quá nhiều, tình trạng này có thể gây ra tắc nghẽn và gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, không phải tất cả loại cholesterol đều xấu. Các chuyên gia phân loại cholesterol thành 2 loại:
  • Cholesterol có lipoprotein mật độ thấp (LDL-cholesterol): Loại cholesterol này thường được gọi là cholesterol xấu vì làm tăng nguy cơ gây tắc nghẽn mạch máu.
  • Cholesterol có lipoprotein mật độ cao (HDL-cholesterol): Loại cholesterol này được coi là cholesterol tốt vì chúng giúp loại bỏ LDL-cholesterol khỏi mạch máu.

Khi đánh giá lượng cholesterol, các bác sĩ sẽ đánh giá lượng triglyceride. Chất béo này hình thành từ năng lượng dư thừa trong chế độ ăn và làm tăng nồng độ LDL cholesterol trong cơ thể.

Một số phương pháp điều trị, bao gồm dùng thuốc và thay đổi lối sống, có thể giúp giảm cholesterol LDL. Ngoài ra, một người có thể thấy rằng việc sử dụng các thực phẩm bổ sung từ thảo dược có thể giúp giảm cholesterol. Bài viết này sẽ đưa ra các loại thảo mộc có bằng chứng cho thấy chúng có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của các ​​bác sĩ trước.

Hạt và lá cỏ cà ri

Theo một phân tích tổng hợp năm 2020, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bằng chứng ủng hộ việc sử dụng các thực phẩm bổ sung cỏ cà ri để giúp giảm nồng độ cholesterol ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng cần có thêm các nghiên cứu chất lượng cao để đánh giá hiệu quả của hạt và lá cỏ cà ri.

Chiết xuất lá atiso

Mọi người có thể sử dụng atiso như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như trong chế độ ăn Địa Trung Hải. Một số nghiên cứu trong nhiều năm đã xem xét cách atiso ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol.

Đọc thêm bài viết: 10 loại thực phẩm làm giảm cholesterol

Một phân tích tổng hợp năm 2018 đã đề xuất sử dụng chiết xuất lá atiso có liên quan đến việc giảm nồng độ LDL cholesterol và triglyceride. Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng việc sử dụng các thực phẩm bổ sung chiết xuất lá atiso có thể hoạt động kết hợp với liệu pháp hạ lipid máu, đặc biệt ở những người bị tăng lipid máu. Tuy nhiên kết quả này chỉ cho thấy tác dụng ở những người có quá nhiều chất béo như cholesterol và triglycerid.

Cỏ thi (Yarrow)

Cỏ thi là một loại thảo mộc được sử dụng trong y học cổ truyền trong nhiều năm. Một số bằng chứng cho thấy cỏ thi có thể có tác dụng làm giảm cholesterol. Trong một nghiên cứu năm 2012, các nhà nghiên cứu phát thiện ra rằng loại thảo dược này giúp giảm nồng độ cholesterol ở gà. Tuy nhiên, những tác dụng này có thể không phù hợp với con người vì mục đích của nghiên cứu này là tìm phương pháp làm giảm sử dụng kháng sinh tại gà.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy chiết xuất cỏ thi có dấu hiệu thay đổi lipid trong ống nghiệm. Tuy nhiên, các tác giả đã không đề cập đến việc sử dụng loại thảo mộc này để giảm cholesterol tổng thể. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng cỏ thi có thể được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tụy. Uống bổ sung cỏ thi có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể ở trên người hiện vẫn đang thiếu.

Húng quế

Húng quế (tulsi) là một loại thảo mộc có vị hơi cay, đắng mà người ta có thể ăn sống hoặc là một gia vị trong các món ăn.

Một nghiên cứu năm 2018 đã xem xét ảnh hưởng của húng quế đối với người lớn từ 40 tuổi trở lên bị rối loạn chuyển hóa. Nghiên cứu phát hiện ra rằng liều cao hơn làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và LDL. Một người cần tiêu thụ ít nhất 1 gram (g) húng quế mỗi ngày để đạt được tác dụng này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng đây là những tác động là ngắn hạn. Và tác dụng lâu dài của hùng quế vẫn cần được đánh giá thêm.

Gừng

Gừng là một loại thảo mộc phổ biến mà mọi người sử dụng trong nhiều món ăn lấy cảm hứng từ châu Á. Một số người cũng sử dụng gừng như một chất bổ sung để giúp điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau.

Trong một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp năm 2018, các nhà nghiên cứu đã xem xét 12 thử nghiệm. Các nghiên cứu cho thấy rằng liều lượng gừng thấp, ít hơn 2 g mỗi ngày, có tác dụng tốt trong việc giảm cả nồng độ triglycerid và LDL cholesterol. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng cần các nghiên cứu bổ sung, chất lượng cao hơn để chứng minh đầy đủ hiệu quả của gừng trong việc làm giảm cholesterol.

Gừng có thể được bổ sung vào chế độ ăn hoặc thông qua các thực phẩm bổ sung.

Nghệ

Củ nghệ là một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn ở Trung Đông và Ấn Độ. Mọi người biết đến loại củ này nhờ màu vàng và hương vị đặc trưng. Một số nước cũng sử dụng nghệ trong y học cổ truyền vì nhiều lợi ích sức khỏe tiềm ẩn.

Một nghiên cứu năm 2017 đã kiểm tra tác động của hoạt chất curcumin trong củ nghệ đối với nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nghệ và curcumin có thể bảo vệ bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách cải thiện nồng độ lipid huyết thanh.

Đọc thêm bài viết: 9 lầm tưởng về chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng cần thêm các nghiên cứu bổ sung, chất lượng cao để giúp chứng minh tính hiệu quả cũng như cung cấp hồ sơ an toàn và liều lượng phù hợp.

Hương thảo

Theo một nghiên cứu vào năm 2014, những người dùng 2.5 hoặc 10g bột hương thảo mỗi ngày đã giảm nồng độ cholesterol toàn phần. Các chuyên gia cũng cho rằng loại thảo mộc này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ sử dụng một cỡ mẫu nhỏ, vì vậy cần nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận chắc chắn hơn.

Người bệnh nên áp dụng lời khuyên của các bác sĩ điều trị. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên dừng sử dụng thuốc điều trị cholesterol mà không được sự chấp thuận của các bác sĩ.

Thêm vào đó người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thực phẩm bổ sung, một số thực phẩm bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc điều trị. Để giảm nồng độ cholesterol, mọi người cần thay đổi lối sống chẳng hạn như hoạt động thể chất hoặc tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra thay đổi chế độ ăn như áp dụng chế độ ăn địa trung hải, được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị để cải thiện nồng độ cholesterol trong cơ thể.

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
Xem thêm