Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao bạn bạn choáng váng sau khi tập thể dục?

Choáng váng và/hoặc buồn nôn sau khi tập luyện thể dục rất phổ biến. Nếu bạn đã từng bước ra khỏi máy chạy bộ hoặc máy tập GYM khác và cảm thấy choáng váng, chóng mặt hoặc buồn nôn. Cảm giác đó có nguyên nhân nào, có lo ngại không và cách xử lý như thế nào?

Một số yếu tố có thể đóng vai trò trong việc cảm thấy mệt mỏi sau khi tập luyện. Thông thường nhất, cảm thấy chóng mặt hoặc choáng là do cung cấp không đủ máu và oxy lên não. Cảm giác buồn nôn sau khi tập luyện có thể do không tiêu thụ đủ lượng calo để bù đắp cho khối lượng hoạt động thể chất mà bạn đang thực hiện. Và tập thể dục cường độ cao hoặc gắng sức quá mức có thể gây buồn nôn, run, yếu và chóng mặt.

Tìm ra nguồn gốc của vấn đề với bạn, có thể giúp bạn tránh được nó trong tương lai, khiến bạn cảm thấy sảng khoái và hạnh phúc. Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn và những gì bạn có thể làm để phòng chống các triệu chứng này.

Cảnh báo

Theo Harvard Health Publishing, chóng mặt và buồn nôn khi tập thể dục có thể là triệu chứng mất nước bình thường, nhưng choáng váng có thể là triệu chứng của bệnh tim hoặc phổi. Chóng mặt cũng có thể là triệu chứng của huyết áp thấp, có thể dẫn đến sốc và đe dọa tính mạng trong những trường hợp nặng.

Đau ngực, đau khớp và khó thở khi thực hiện một hoạt động mà bạn thường làm dễ dàng cũng là những triệu chứng cần được tư vấn y tế. Nếu bạn gặp những triệu chứng này, hãy liên hệ với bác sĩ để loại trừ hoặc điều trị bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào và điều chỉnh lại bài tập thể dục để giải quyết các triệu chứng của bạn.

Đọc thêm bài viết: Tại sao bạn có thể tăng cân sau khi tập thể dục?

6 Nguyên nhân gây choáng váng, chóng mặt và buồn nôn sau khi tập luyện

Bỏ qua thời gian nghỉ ngơi

Tập thể dục, đặc biệt là các bài tập tim mạch (Cardio) được thiết kế để khiến tim bạn hoạt động mạnh hơn so với khi nghỉ ngơi. Để làm được điều đó, bạn cần bắt đầu một bài tập cường dộ tăng dần để tăng nhịp tim của mình một cách từ từ. Và bạn cũng cần phải kết thúc quá trình tập luyện của mình từ từ để trái tim của bạn dễ dàng trở lại nhịp độ bình thường.

Theo Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ (ACE), kết thúc từ từ đó là thời gian nghỉ ngơi của bạn. Nó cung cấp cho cơ thể bạn thời gian cần thiết để trở lại bình thường, bao gồm cả cách nó bơm máu qua hệ thống của bạn. Nếu không, máu của bạn có thể dồn xuống chân, gây chóng mặt và có thể ngất xỉu, 

Mất nước hoặc hạ natri máu

Bạn càng hoạt động nhiều, bạn càng mất nhiều nước qua mồ hôi, cùng với các chất điện giải thiết yếu như natri.

Mất quá nhiều nước và không bù nước sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, cùng với lượng natri trong cơ thể thấp bất thường có thể gây ra tình trạng gọi là hạ natri máu, bao gồm các triệu chứng như buồn nôn và nôn, mệt mỏi và đau đầu.

Cũng đừng uống quá nhiều nước trong lúc tập, hoặc uống nước mà không có điện giải đi kèm. Bởi vì trong những trường hợp cực đoan khi tập thể dục kéo dài, quá nhiều có thể dẫn đến việc làm loãng sự cân bằng natri bình thường trong cơ thể bạn (hạ natri máu).

Vận động quá sức

Tập quá sức có thể khiến tim bạn làm việc quá khả năng và không nhận đủ máu lên đầu, dẫn đến choáng váng hoặc chóng mặt. Chuyên gia cho biết, tập thể dục cường độ cao cũng kéo máu ra khỏi niêm mạc dạ dày và ruột của bạn, điều này có thể gây buồn nôn.

Một số vận động viên coi những triệu chứng này buồn nôn, run, chóng mặt hoặc thậm chí nôn mửa như một thành tích gắng sức. Tuy nhiên, không có gì vinh dự khi làm tổn thương chính mình bằng cách tập thể dục quá nhiều.

Hạ đường huyết

Khi bạn tập thể dục, cơ thể bạn sẽ lấy năng lượng cần thiết từ glycogen, dạng đường lưu trữ trong gan và cơ bắp của bạn. Không có đủ glycogen dự trữ cho quá trình tập luyện của bạn có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống.

Lượng đường trong máu thấp (được gọi là hạ đường huyết) có thể gây chóng mặt cũng như khó chịu và mất khả năng tập trung. Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường, vì sự kết hợp giữa tập thể dục và một số loại thuốc trị tiểu đường, bao gồm cả insulin, có thể làm tăng khả năng giảm lượng đường trong máu.

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng

Đôi khi nguyên nhân gây chóng mặt sau khi tập luyện liên quan đến tim. Một tình trạng ít được biết đến là hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS).

Nó thường gặp ở nữ giới hơn và khiến tim đập nhanh ngay cả khi tập thể dục nhẹ nhàng, bao gồm thay đổi tư thế, từ nằm nghiêng sang đứng lên nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến chóng mặt và thậm chí ngất xỉu.

Đọc thêm bài viết: Tập thể dục trong bao lâu để giảm cân?

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Chóng mặt cũng có thể do một tình trạng gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) gây ra. Chứng rối loạn tiền đình này thường xuất hiện đột ngột, có thể do vật thể lạ rơi vào phần ốc tai (chức năng giữ thăng bằng) của bạn.

Phải làm gì khi có dấu hiệu choáng váng?

Nếu bạn cảm thấy choáng váng, chóng mặt và buồn nôn ngay sau khi tập thể dục, có một số điều bạn cần làm để giảm bớt triệu chứng:

  • Hãy dừng tập lại ngay, càng sớm càng tốt. Tiếp tục tập thể dục trong khi cảm thấy mệt mỏi có thể dẫn đến vấp, ngã và chấn thương. Bạn có thể thấy hữu ích khi ngồi xuống với đầu giữa hai đầu gối khi khôi phục lưu lượng máu lên đầu.
  • Hoặc tìm một khu vực thoáng đãng để bạn có thể nằm xuống sàn và gác chân lên. Điều này sẽ giúp tăng lưu lượng máu đến phần thân trên và đầu của bạn. Nhâm nhi đồ uống thể thao có chứa chất điện giải, nhưng đừng uống quá nhiều và quá nhanh.
  • Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn không chắc chắn về các triệu chứng của mình. Họ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và tìm ra kế hoạch điều trị phù hợp.

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

Hồng Ngọc - Phòng khám chuyên khoa Dinh dương VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
Xem thêm