Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường cao tuổi

Đái tháo đường là bệnh mạn tính đòi hỏi người bệnh phải luôn chú ý kiểm soát, ổn định đường huyết. Tuy nhiên, với những người bệnh đái tháo đường cao tuổi, việc ổn định đường huyết có thể trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với khi còn trẻ.

Cách ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường cao tuổi

Người bệnh đái tháo đường cao tuổi có thể cần kế hoạch đặc biệt hơn để kiểm soát đường huyết

Một khi đã được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần xác định mình sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời. Theo đó, bạn sẽ cần kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh hơn (bao gồm cả chế độ ăn uống, tập luyện) và dùng thuốc để giữ đường huyết ở mức ổn định, ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm.

Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường cao tuổi, việc kiểm soát đường huyết có thể trở nên khó khăn hơn do khả năng hoạt động thể chất của họ có xu hướng giảm dần. Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần chế độ ăn uống hạn chế hơn, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó, các chuyên gia, bác sỹ cũng cần thận trọng hơn khi kê đơn cho người cao tuổi dùng insulin hay các loại thuốc điều trị đái tháo đường khác.

Người cao tuổi cần có kế hoạch kiểm soát đường huyết linh hoạt hơn

Lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường cao tuổi ổn định đường huyết tốt hơn:

Trao đổi với bác sỹ để cá nhân hóa kế hoạch kiểm soát bệnh

Khi có tuổi, người bệnh đái tháo đường sẽ cần cá nhân hóa mục tiêu điều trị bệnh. Theo đó, những người đã từng bị đau tim, bệnh thận, người từng trải qua phẫu thuật bắc cầu động mạch vành… sẽ cần thay đổi quá trình điều trị bệnh đái tháo đường. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng các phương pháp điều trị quá nặng có thể phản tác dụng với những đối tượng này.

Nên thay đổi lối sống để kiểm soát đường huyết

Trong đa số trường hợp, khả năng hoạt động thể chất của người bệnh có thể giảm đáng kể khi về già. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của mỗi người mà người bệnh đái tháo đường vẫn nên cố gắng duy trì các hoạt động đơn giản như đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội… trong khả năng của mình (nhưng tốt nhất là duy trì được vận động từ 30 - 40 phút/ngày).

Người bệnh đái tháo đường cao tuổi cũng nên cố gắng duy trì ngủ đủ 6,5 - 7,5 giờ/đêm để kiểm soát bệnh tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đúng bữa.

Chú ý kiểm tra đường huyết đều đặn

Theo bác sỹ Manoj Chadha từ Bệnh viện & Trung tâm Nghiên cứu Y khoa P.D. Hinduja (Ấn Độ): “Tần suất kiểm tra đường huyết sẽ phụ thuộc vào khả năng kiểm soát đường huyết của từng người bệnh. Theo đó, nếu người bệnh có thể kiểm soát đường huyết tốt, họ sẽ chỉ cần kiểm tra đường huyết từ 3 - 4 lần/tuần là đủ”.

Tuy nhiên, nếu không kiểm soát đường huyết tốt (đường huyết thường tăng cao 250 - 400mg/dL), người bệnh có thể cần theo dõi đường huyết thường xuyên hơn từ 2 - 3 lần/ngày. Tần suất kiểm tra đường huyết sẽ có thể giảm dần nếu bạn có thể ổn định đường huyết trở lại.

Vi Bùi H+ (Theo Ndtv) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm