Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách làm giảm phù tự nhiên không cần dùng thuốc

Phù là tình trạng xảy ra khi có quá nhiều dịch tích tụ trong cơ thể. Dịch thường sẽ bị tích tụ trong hệ tuần hoàn hoặc trong các mô hoặc các khoang. Phù có thể khiến bàn tay, bàn chân, mắt cá và cẳng chân của bạn sưng to lên.

Có rất nhiều nguyên nhân gây phù, bao gồm:

  • Thay đổi hormone: phù có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt do sự thay đổi của một số hormone trong cơ thể, ví dụ như progesterone
  • Thiếu vận động: những người ít vận động (cho dù là do tình trạng bệnh lý hoặc do đặc thù công việc) cũng có thể bị phù, đặc biệt là ở cẳng chân.
  • Bệnh thận: vì thận chịu trách nhiệm duy trì lượng dịch trong cơ thể, nên những người bị bệnh thận mạn tính thường sẽ bị phù
  • Suy tim: nếu tim không thể bơm đủ máu đi khắp cơ thể do bị suy, bạn có thể sẽ bị tích tụ dịch ở phổi, cánh tay và chân.
  • Tổn thương các mao mạch: có thể khiến dịch trong lòng mạch đi vào các tế bào, dẫn đến phù
  • Các vấn đề về hệ bạch huyết: hệ bạch huyết đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe hệ miễn dịch và cân bằng điện giải. Chấn thương, nhiễm trùng, một số loại ung thư và thậm chí là điều trị ung thư khu trú cũng có thể gây ra các vấn đề với hệ bạch huyết, dẫn đến tích tụ dịch và sưng phù
  • Béo phì: béo phì có thể sẽ đi kèm với việc tích nước ở khu vực giữ cơ thẻ, cánh tay và cẳng chân
  • Suy dinh dưỡng: thiếu protein nghiêm trọng có thể được đặc trưng bởi tình trạng tích nước và trương phồng ở vùng dạ dày.
  • Nhiễm trùng: một số tình trạng nhiễm trùng có thể gây viêm và sưng phù – đây là đáp ứng miễn dịch bình thường của cơ thể.
  • Dị ứng: khi cơ thể phát hiện ra các kháng nguyên, sẽ giải phóng ra một chất gọi là histamine, khiến dịch tiết vào các mao mạch đến các mô xung quanh, dẫn đến tình trạng viêm và sưng phù tạm thời
  • Dùng thuốc: một số loại thuốc, ví dụ như thuốc tránh thai, corticosteroid, NSAIDs, thuốc chẹn kênh canxi và một số loại thuốc điều trị tiểu đường có thể làm tăng tình trạng phù.

Mặc dù phù có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau cần được điều trị, nhưng bạn cũng có thể giảm phù bằng nhiều cách đơn giản, miễn là tình trạng phù của bạn nhẹ và không bị các bệnh lý nền tiềm ẩn.

Dưới đây là các cách làm giảm phù phổ biến:

Ăn ít muối hơn

Muối được tạo thành từ natri và clo. Natri sẽ gắn với nước trong cơ thể và giúp duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể, cả ở bên trong và bên ngoài tế bào. Nếu bạn ăn các thức ăn nhiều muối, ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn, có thể sẽ khiến cơ thể tích nước. Trên thực tế, những loại đồ ăn nhiều muối là nguồn cung cấp natri lớn nhất trong chế độ ăn của người phương Tây. Lời khuyên phổ biến nhất để làm giảm tình trạng phù là giảm tiêu thụ natri. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tăng cường bổ sung natri có thể dẫn đến làm tăng tình trạng phù. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khác tham gia vào quá trình điều hòa dịch của cơ thể và ảnh hưởng của muối đến quá trình phù sẽ rất khác nhau giữa mỗi người.

Tăng hàm lượng magie

Magie là một khoáng chất rất quan trọng. Magie tham gia vào hơn 300 phản ứng enzyme khác nhau trong cơ thể. Ngoài ra, tăng hàm lượng magie cũng có thể giúp làm giảm tình trạng phù. Trên thực tế, một số nghiên cứu gợi ý rằng bổ sung magie có thể giúp làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm đầy bụng và phù. Ví dụ, một nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng bổ sung 250mg magie một ngày giúp cải thiện đáng kể triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm cả đầy bụng. Các nguồn cung cấp magie từ thực phẩm bao gồm các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, chocolate đen và rau có lá xanh. Magie cũng có dưới dạng thực phẩm bổ sung.

Bổ sung nhiều vitamin B6

Vitamin B6 là một loại vitamin tan trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào hồng cầu, chuyển hóa protein, chức năng não bộ và tham gia hỗ trợ chức năng miễn dịch. Vitamin B6 cũng giúp điều hòa cân bằng dịch cơ thể và giúp làm giảm tình trạng phù. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy kết quả tương tự, và lưu ý rằng vitamin B6 phối hợp cùng với các vi chất dinh dưỡng khác, ví dụ như canxi có thể giúp làm giảm tình trạng chướng bụng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Mặc dù chưa có đủ bằng chứng về việc liệu vitamin B6 có ảnh hưởng đến tình trạng phù không do hội chứng tiền kinh nguyệt hay không, nhưng bạn có thể dễ dàng bổ sung vitamin B6 bằng cách ăn những thực phẩm như chuối, khoai tây, đậu gà, hạt óc chó và cá ngừ.

Ăn nhiều thực phẩm giàu kali

Kali thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là đối với chức năng tim mạch, co thắt cơ và chức năng thần kinh. Kali cũng rất quan trọng để duy trì khối lượng máu và cân bằng dịch thể, từ đó giúp làm giảm tình trạng phù. Kali sẽ có tác dụng đối ngược lại với natri để dự phòng tình trạng tích tụ dịch và phù, cũng như làm tăng lượng nước tiểu. Đáng chú ý, hạ kali máu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng đường ruột, dẫn đến các vấn đề như đầy bụng hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa. Do vậy, bổ sung đủ các thực phẩm giàu kali như chuối, bơ và cà chua là rất quan trọng để cân bằng dịch trong cơ thể.

Thử sử dụng hoa bồ công anh

Hoa bồ công anh từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên trong y học cổ truyền. Các chất có tính lợi tiểu sẽ giúp làm giảm tình trạng phù, tích nước bằng cách tăng sản xuất nước tiểu. Nghiên cứu trên 17 người sử dụng 3 liều chiết xuất hoa bồ công anh trong vòng 24 giờ cho thấy tăng đáng kể lượng nước tiểu được sản xuất ra. Các nghiên cứu khác trong ống nghiệm và động vật đã chỉ ra rằng thành phần lợi tiểu của hoa bồ công anh có thể giúp bảo vệ khỏi tình trạng sỏi thận. Ngoài ra, hoa bồ công anh còn có các lợi ích khác, ví dụ như kháng virus, chống nấm và chống oxy hóa. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoa bồ công anh.

Hạn chế lượng carb tinh chế

Các nguồn carb tinh chế như bánh mì trắng, mì ống và bánh quy thường chứa lượng carbohydrate rất cao hoặc được bổ sung thêm nhiều đường, trong khi đó lại chứa rất ít chất xơ và có thể dẫn đến tình trạng tăng vọt đường huyết và insulin. Tăng insulin có thể gây tích tụ natri bằng cách tăng khả năng tái hấp thu khoáng của thận. Tình trạng này sẽ dẫn đến tích tụ nhiều nước trong cơ thể và gây phù. Ngoài ra, gan và cơ dự trữ carbohydrate dưới dạng glycogen – một dạng đường có thể gắn được với nước. Vì mỗi gan glycogen có thể được dự trữ cùng với ít nhất 3 gam nước nên thực hiện chế độ ăn quá nhiều carbohydrate có thể gây phù. Tốt nhất nên lựa chọn chế độ ăn giàu chất xơ với ngũ cốc nguyên cám, ví dụ như quinoa, yến mạch, gạo lứt hoặc bánh mỳ nguyên cám.

Các cách khác để làm giảm tình trạng tích nước

Mặc dù chưa có đầy đủ bằng chứng về các biện pháp tự nhiên giúp làm giảm tình trạng phù, nhưng bạn vẫn có thể thử các cách sau đây:

  • Di chuyển: đi bộ và vận động nhẹ nhàng có thể sẽ hiệu quả trong việc giảm tình trạng phù ở một số khu vực, ví dụ như ở chi dưới. Nâng cao chân khi nằm cũng có thể sẽ giúp ích
  • Uống nhiều nước: nghe hơi vô lý nhưng một số người tin rằng tăng cường uống nước sẽ giúp làm giảm tình trạng phù.
  • Sử dụng các thành phần lợi tiểu tự nhiên: cỏ đuôi ngựa, bụp giấm (hibiscus), tỏi, cây thì là tây, râu ngô, cây tầm ma…

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về tình trạng phù ở chân?

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

Xem thêm