Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dậy thì muộn ở trẻ em

Dậy thì là giai đoạn cơ thể trẻ em bắt đầu chuyển đổi thành cơ thể của một người trưởng thành. Dậy thì muộn (delayed puberty) là khi các dấu hiệu trưởng thành thể chất về mặt tính dục không xuất hiện ở độ tuổi mong muốn.

Độ tuổi dậy thì mong muốn là từ 8-13 tuổi ở trẻ gái và từ 9-14 tuổi ở trẻ trai. Mỗi trẻ sẽ dậy thì ở một độ tuổi khác nhau. Nếu các dấu hiệu dậy thì không xuất hiện sau từ 2-2.5 năm sau độ tuổi mong muốn, thì trẻ có thể đã bị dậy thì muộn. Không nhú ngực ở trẻ gái hoặc không phát triển tinh hoàn ở trẻ trai là những dấu hiệu cho thấy tình trạng dậy thì muộn. Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng dậy thì muộn là không rõ ràng và tình trạng này có thể tự biến mất.

Nguyên nhân gây dậy thì muộn là gì?

Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân chính xác gây dậy thì muộn hiện chưa được biết rõ. Và trong một số trường hợp, dậy thì muộn di truyền theo gia đình. Những yếu tố dưới đây có thể gây ảnh hưởng đến thời gian dậy thì trong một số trường hợp:

  • Chậm phát triển và dậy thì muộn về mặt thể chất (CDGP): tình trạng này được đặc trưng bởi tầm vóc thấp bé, dậy thì muộn và tuổi xương. Chậm phát triển về mặt thể chất có thể dẫn đến tăng nguy cơ dậy thì muộn. Tình trạng này thường di truyền trong gia đình và chỉ được chẩn đoán sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.
  • Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn: các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, ví dụ như bệnh celiac, có thể ảnh hưởng đến khả năng trẻ tăng trưởng bình thường, từ đó có thể dẫn đến dậy thì sớm. Một số tình trạng khác có thể ngăn chặn hồi hãi mã hoặc tuyến yên gửi tín hiệu “bắt đầu tuổi dậy thì” và dẫn đến dậy thì muộn. Ngoài ra, có thể có các nguyên nhân liên quan đến rối loạn di truyền, ví dụ như hội chứng Turner ở trẻ gái và hội chứng Klinefelter ở trẻ trai.
  • Các nguyên nhân khác: dậy thì chậm có thể là hậu quả của việc suy dinh dưỡng, hoạt động thể chất quá nhiều, căng thẳng và sử dụng các thuốc điều trị tâm thần

Dấu hiệu dậy thì muộn

Dấu hiệu dậy thì muộn phổ biến nhất là chậm phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở trẻ. Ở trẻ gái, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Không phát triển ngực khi được 12 tuổi
  • Quá 5 năm kể từ khi phát triển ngực nhưng vẫn chưa có kinh
  • Không có kinh ở tuổi 15

Ở trẻ trai, các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Không mọc lông mu, hoặc lông mu mọc theo hình dáng bất thường
  • Không phát triển tinh hoàn ở tuổi 14
  • Quá 5 năm nhưng không phát triển đủ cơ quan sinh dục như nam giới trưởng thành
Chẩn đoán dậy thì muộn như thế nào?

Chẩn đoán dậy thì muộn thường khá trực tiếp, dựa trên các triệu chứng và sự phát triển về mặt thể chất. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây dậy thì muộn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành một số loại xét nghiệm và tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn, nếu có.

Thăm khám toàn bộ, xem xét đến các yếu tố như tiền sử gia đình, tiền sử bệnh tật bản thân, các mốc tăng trưởng và phát triển có thể sẽ giúp tìm ra các yếu tố liên quan đến dậy thì muộn.

Các loại xét nghiệm sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán dậy thì muộn:

  • Xác định tuổi xương: chụp X quảng cổ tay có thể giúp xác định được cấu trúc và mật độ xương
  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu có thể giúp đo lường nồng độ các hormone chịu trách nhiệm dậy thì. Xét nghiệm máu cũng giúp chẩn đoán các lý do chính dẫn đến chậm phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp.

Điều trị dậy thì muộn

Điều trị dậy thì muộn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. Nhìn chung, trẻ bị chậm phát triển và tăng trưởng về mặt thể chất và dậy thì sẽ vẫn dậy thì và đạt được các đặc điểm sinh dục bình thường, mặc dù có chậm hơn một chút.

Trong đa số các trường hợp, khi nguyên nhân được điều trị, quá trình dậy thì sẽ diễn ra bình thường. Nếu dậy thì muộn có yếu tố di truyền, sẽ không điều trị được. Trong một số trường hợp, điều trị có thể bao gồm trị liệu hormone để làm tăng lượng testosterone hoặc estrogen để gây dậy thì.

Quan tâm đến trẻ dậy thì muộn

Trẻ có thể sẽ trải qua những căng thẳng về mặt cảm xúc khi bị dậy thì muộn và nhìn thấy bạn bè đồng trang lứa phát triển nhanh hơn. Bạn sẽ cần động viên trẻ về mặt cảm xúc và trấn an trẻ rằng giai đoạn này chỉ là tạm thời và mọi chuyện sẽ được xử lý ổn thỏa. Trẻ cũng có thể sẽ bị căng thẳng và đôi khi trẻ sẽ cần giúp đỡ để giải tỏa tâm trạng. Trong đa số các trường hợp, trẻ có thể vượt qua được giai đoạn này một cách tự nhiên, nhưng nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về các giai đoạn tuổi dậy thì? |

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm