Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm COVID 19 làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Các nghiên cứu đã ghi nhận rằng virus SARS-CoV-2 có liên quan đến những trường hợp mắc đái tháo đường mới, và virus SARS-CoV-2 gây ra tình trạng tăng đường huyết cấp tính

Trong hai năm diễn ra đại dịch COVID-19, các chuyên gia liên tục tìm hiểu về tác động đầy đủ của loại virus này và khả năng gây ra các tác động lâu dài. Trong đó, các nghiên cứu đã ghi nhận rằng virus SARS-CoV-2 có liên quan đến những trường hợp mắc đái tháo đường mới, và virus SARS-CoV-2 gây ra tình trạng tăng đường huyết cấp tính. Các thống kê cho thấy: 13% bệnh nhân nhập viện với COVID-19 đã phát hiện bệnh đái tháo đường. Khoảng 40% những bệnh nhân không còn những triệu chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, một nghiên cứu trong năm 2021 phát hiện ra khoảng 50% những người được chẩn đoán đái tháo đường sau khi nhiễm COVID-19 có mức đường huyết trở lại bình thường hoặc được phân loại là tiền đái tháo đường. Chỉ 8% bệnh nhân vẫn yêu cầu sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết trong một năm sau khi nhập viện.

Điều này nói lên rằng, nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường sau khi nhiễm COVID-19, thì có khả năng đây là một tình trạng tạm thời. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe sau khi nhiễm COVID-19 bạn nên đi khám và nhận được sự tư vấn của các nhân viên y tế.

Tại sao COVID-19 có thể gây ra bệnh đái tháo đường?

Nhiễm COVID-19 có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường do hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng sau khi bệnh thuyên giảm, có thể gây rối loạn chức năng tế bào beta tuyến tụy và kháng insulin, hoặc bệnh nhân có thể có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường do béo phì hoặc tiền đái tháo đường và stress COVID. Nguy cơ lượng đường trong máu cao bất thường ở những người có COVID-19 có thể xảy ra liên tục, tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ như tổn thương tế bào beta, phản ứng viêm quá mức và những thay đổi về tăng cân liên quan đến đại dịch và giảm hoạt động thể chất.

Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế gây ra bệnh đái tháo đường của virus SARS-CoV 2, và các nhà khoa học đã chỉ ra rằng SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang các tế bào beta của tuyến tụy, dẫn đến giảm tổng hợp và bài tiết insulin, tương tự như tình trạng ở người bị đái tháo đường type 1. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân cần một lượng lớn insulin, điều này cho thấy tình trạng kháng insulin nghiêm trọng, tương tự như bệnh đái tháo đường type 2.

Ngoài ra, lối sống ít vận động do cách ly và giãn cách xã hội gây ra cũng có thể đóng một vai trò nhất định. Điều này có thể giải thích tại sao tình trạng tăng đường huyết và kháng insulin đã được báo cáo ở những bệnh nhân COVID-19 không có tiền sử bệnh đái tháo đường.

Các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường sau khi nhiễm COVID-19

Mặc dù bệnh đái tháo đường type 2 xuất hiện ở đại đa số những người nhiễm COVID- 19 thể nhẹ, nhưng các chuyên gia cho biết các dấu hiệu ban đầu phổ biến của bệnh đái tháo đường bao gồm tăng cảm giác khát, tăng cảm giác đói, đi tiểu thường xuyên, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi và mờ mắt.

Nếu bạn bị COVID-19 và gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên đi khám tầm soát đái tháo đường-đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường.

Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra mối liên hệ chặt chẽ giữa COVID-19 và sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng bệnh đái tháo đường có thể là một trong những hệ quả của hậu COVID. Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để hiểu mối liên quan, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng COVID-19 có thể làm hỏng các tế bào tuyến tụy và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất insulin.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải đáp: Tiêm vaccine phòng COVID-19 sau khi đã mắc bệnh – nên hay không và trong thời gian bao lâu?

Bs. Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm