Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cân nặng hợp lý trước, trong và sau thai kì

Trong khi mang thai, tăng cân hợp lý đóng một vai trò rất quan trọng để sinh ra một em bé khỏe mạnh.

Bạn tự hỏi khi mang thai mình nên duy trì cân nặng thế nào và giới hạn cân nặng hợp lý tăng lên là bao nhiêu? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu vấn đề này nhé!

Tôi nên tăng bao nhiêu cân trong suốt thai ?

Điều này phụ thuộc vào trọng lượng và mức độ hài hòa giữa trọng lượng và chiều cao của bạn từ trước khi mang thai. Tương quan giữa chiều cao và cân nặng được biểu thị qua chỉ số khối cơ thể, hay BMI.

Bạn có thể tự tính BMI cho mình theo công thức sau:

BMI = (Trọng lượng cơ thể) / (chiều cao x chiều cao).

Trong đó:

          + Trọng lượng cơ thể tính bằng kg

          + chiều cao tính bằng m 

Hoặc bạn có thể tính BMI tại đây.

Sau đây là những khuyến cáo mới nhất về việc tăng cân khi mang thai của Viện Y học Hoa Kỳ (IOM):

Với một người phụ nữ có:

  1. Cân nặng bình thường (BMI từ 18,5 đến 24,9): nếu trước khi mang thai  BMI của bạn nằm trong khoảng này, thì khi mang thai bạn nên tăng từ 11,5 đến 16 kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 0,5 đến 2,5kg, thời gian còn lại mỗi tuần tăng khoảng 0,5kg là tối ưu cho thai nhi
  2. Nhẹ cân (BMI < 18,5): trong tường hợp này bạn nên tăng 13 đến 18kg.
  3. Thừa cân (BMI từ 25 đến 29,9): bạn nên tăng 7 đến 11,5kg.
  4. Béo phì (BMI > 30): trong trường hợp này bạn chỉ nên tăng 5 đến 9 kg mà thôi.
  5. Mang song thai: nếu mang song thai bạn nên tăng từ 17 đến 24,5kg trong điều kiện trước mang thai cân nặng bạn đạt chuẩn, 14 đến 23kg nếu bạn thừa cân và 11,5 đến 19kg nếu bạn béo phì.

Làm cách nào tôi giữ được mức tăng cân lí tưởng trong lúc mang thai?

Hãy ăn uống đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai và xin ý kiến bác sỹ để thiết lập chương trình vận động phù hợp nhất với bạn. Ăn cho 2 người không có nghĩa là bạn ăn nhiều gấp 2 lần. Trên thực tế, bạn không cần bổ sung thêm năng lượng quá nhiều vào 3 tháng đầu thai kì.

Theo viện IOM, 340 calories là lượng năng lượng bạn cần bổ sung thêm mỗi ngày khi bạn mang thai 3 tháng giữa và tới 3 tháng cuối là 450 calories.

 
Điều gì sẽ xảy ra tăng trưởng cân nặng không đạt chuẩn theo khuyến nghị?

Mẹ tăng quá nhiều cân trong thai kì có thể sinh ra con to hơn bình thường, điều này có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và con. Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ tăng quá nhiều cân khi mang thai có nguy cơ cao phải cắt bỏ tử cung sau sinh hoặc sinh non so với nhóm tăng cân hợp lý. Các bà mẹ cũng có khuynh hướng thừa cân sau sinh và thừa cân trong những lần sinh sau.

Những phụ nữ thừa cân, béo phì từ trước khi mang thai (BMI > 25) thì còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn nữa khi mang thai. Tiền sản giật và tiểu đường thai kì là những nguy cơ họ có thể gặp phải.

Hơn nữa, người thừa cân, béo phì thường gặp vấn đề trong việc cho con bú. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân bao gồm tiết ít sữa và gặp khó khăn trong việc đặt trẻ ở vị trí thuận lợi khi cho con bú..

Thêm vào đó, khi bà mẹ thừa cân trong thai kì thì trẻ sinh ra cũng có nhiều nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì.

Mặt khác, mẹ nhẹ cân hoặc không tăng đủ cân trong khi mang thai thì có nguy cơ cao sinh non hoặc sinh ra trẻ nhẹ cân (dưới 2,5kg). Trẻ sinh non thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí tử vong nếu sinh được quá sớm.

Có phải đa số phụ nữ mang thai đều tăng cân đúng chuẩn không?

Các số liệu cho thấy ít nhất một nửa phụ nữ mang thai không đảm bảo được khối lượng cân nặng theo khuyến nghị mà tăng cân quá ít hoặc nhiều hơn. Đa phần phụ nữ nhẹ cân tăng cân hợp lí hơn, những phụ nữ có cân nặng bình thường thường tăng cân nhiều hơn khuyến nghị và các bà mẹ béo phì thì thường tăng cân quá nhiều.

Khuyến cáo cũng đề nghị người chăm sóc hay những phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng và luyện tập hiệu quả trong thai kì nhằm duy trì mức cân nặng tiêu chuẩn.

Đối mặt với việc cơ thể "phát tướng" khi mang thai thế nào?

Nếu trong quá khứ bạn gặp vấn đề với việc kiểm soát cân nặng, hoặc ngược lại bạn chưa bao giờ phải lo lắng về cân nặng của mình, thì bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể chấp nhận việc tăng cân. Cảm thấy lo lắng là điều hoàn toàn bình thường khi bạn tăng cân. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, tăng cân là rất quan trọng để duy trì một thai kì khỏe mạnh và những cân thừa đó sẽ dần giảm đi sau khi bạn sinh con.

Làm thế nào để giảm cân được sau khi sinh

Phần lớn cân nặng mà bạn tăng sẽ biến mất khá sớm sau khi bạn sinh. Mẹ có mức tăng trưởng cân nặng hợp lí thường giảm nửa số cân đã tăng trong thai kỳ trong 6 tuần đầu sau sinh. Đứa trẻ chiếm khoảng 3,5kg, nước ối, nhau thai, các dịch cơ thể và lượng máu mất đi khi sinh đóng góp khoảng 4 đến 6 kg nữa.

Cân nặng của bạn tăng từ từ trong suốt chín tháng mang thai, và vì thế cũng sẽ cần từng ấy thời gian để giảm dần, nên đừng lo lắng nếu vẫn thấy mình vẫn béo sau 6 tuần đầu sau sinh. Một chế độ ăn đầy đủ nhóm thực phẩm kết hợp với chế độ luyện tập hợp lí là cách tốt nhất kiểm soát cân nặng, và giảm cân.

Dừng vội giảm khấu phần ăn chỉ để giảm cân. Là mẹ của một đứa trẻ sơ sinh cần rất nhiều năng lượng, ban sẽ phải cung cấp mọi dinh dưỡng cho con. Nếu bạn có đủ kiên nhẫn và tin tưởng cơ thể mình, bạn sẽ phải ngạc nhiên trước số cân mà bạn giảm được một cách tự nhiên, đặc biệt khi bạn đang trong thời kì cho con bú.

Nếu bạn vẫn đang khó khăn trong việc giảm cân, hãy xin ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng hoặc huấn luyện viên chuyên nghiệp để tìm ra biện pháp giảm cân mà vẫn đảm bảo được sức khỏe nhé.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng
Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Babycenter
Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

Xem thêm