Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bài tập thăng bằng và tăng cường sức mạnh, đề phòng té ngã cho người cao tuổi

Mỗi năm, có tới 25% người cao tuổi (trên 65 tuổi) tại Hoa Kỳ bị té ngã, và hơn 3 triệu người phải nhập viện điều trị vì các chấn thương do ngã. Ngã gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở người cao tuổi, thậm chí có thể tử vong. Dự phòng các trường hợp té ngã là điều vô cùng cần thiết tại bất cứ gia đình nào. Hãy cùng tham khảo các bài tập cho người cao tuổi dưới đây để hỗ trợ người cao tuổi hạn chế nhất tình trạng té ngã.

Những rủi ro do ngã

Nguy cơ ngã ở người lớn tuổi thường liên quan đến nhiều yếu tố kết hợp, bao gồm:

  • Các vấn đề về thăng bằng và/hoặc đi lại. Sự cân bằng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thị lực, các vấn đề về tiền đình và thay đổi cảm giác ở bàn chân.
  • Việc sử dụng nhiều loại thuốc. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi dùng từ năm loại thuốc trở lên, nguy cơ té ngã sẽ tăng lên.
  • Các mối nguy hiểm trong nhà (bao gồm ánh sáng mờ và các mối nguy hiểm vật cản khi đi lại)
  • Huyết áp thấp do tư thế (chẳng hạn như hạ huyết áp tư thế đứng)
  • Các vấn đề về chân và giày dép

Té ngã thường xảy ra trong phòng tắm khi ngồi hoặc đứng, hay trong nhà vệ sinh. Tình trạng này cũng có thể xảy ra vào ban đêm trong phòng ngủ tối, hoặc khi thức dậy một cách nhanh chóng hay vấp ngã trên đường đi lại.

Các bài tập để ngăn ngừa té ngã

Đương nhiên là không thể ngăn ngừa hoàn toàn việc té ngã, nhưng các bài tập tập trung vào sự cân bằng và rèn luyện sức mạnh hoàn toàn có thể hỗ trợ giảm nguy cơ bị té ngã. Theo các chuyên gia, người lớn tuổi gặp phải chấn thương do té ngã thường cảm thấy không vững khi đi lại hoặc khi đứng, đồng thời có cảm giác sợ ngã. Những bài tập này có thể giúp cải thiện sự thăng bằng và duy trì sức mạnh cơ bắp để giúp ngăn ngừa té ngã.

Đối với người lớn tuổi, các hoạt động như ngồi xổm, đứng lên khỏi ghế và đi lại có thể khó khăn hoặc khiến họ cảm thấy không vững. Các bài tập dưới đây sẽ dành cho những người có nguy cơ ngã thấp, và có thể tự đứng vững mà không cần người khác hỗ trợ. Nếu các tình trạng nặng hơn và có nguy cơ ngã cao hơn, tốt hơn cả là tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được hỗ trợ bằng các biện pháp cụ thể và hữu hiệu hơn.

Bài tập ngồi-để-đứng

Bài tập ngồi-để-đứng giúp xây dựng sức mạnh của chân và cải thiện thăng bằng của cơ thể - những điều quan trọng trong việc giảm té ngã.

1. Bắt đầu bằng cách ngồi trên một chiếc ghế chắc chắn có chiều cao tiêu chuẩn, và đảm bảo ghế không bị trượt hoặc lăn. Ngồi thoải mái với bàn chân đặt trên mặt đất. Đặt một bề mặt hỗ trợ khác chắc chắn ở phía trước, chẳng hạn như mặt bàn để bạn có thể với, vịn nó hỗ trợ nếu cảm thấy không vững khi đứng dậy.

2. Rướn ngực về phía trước, chuyển trọng lượng cơ thể về phía trước. Siết cơ mông và từ từ vươn lên vị trí đứng ổn định.

3. Từ từ ngồi trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại 10 lần.

4. Nếu cần, hãy đặt tay lên tay hoặc thành ghế và dùng tay đẩy để giúp đứng và ngồi. 

Thực hiện 10 lần lặp lại, ngày 2 lần. Có thể giữ tạ tay để tăng thêm lực cản nếu đủ sức.

Nếu cảm thấy bị đau ở đầu gối, lưng hoặc hông, hãy ngừng tập và nên đi khám để đánh giá các vấn đề về xương khớp.

Bài tập thăng bằng

Chuỗi bài tập này sẽ giúp ích nếu người cao tuổi không vững thăng bằng. Hãy chắc chắn có người giám sát, phòng trường hợp bị mất thăng bằng và té ngã.

Để bắt đầu, hãy đứng ở một góc tường, hoặc quầy bàn trước mặt để vịn trong trường hợp bắt đầu mất thăng bằng, tránh ngã trống.

1. Đứng dạng hai chân rộng bằng vai. Đứng hai chân rộng bằng vai, mở mắt và đứng cố định trong 10 giây. Hãy cố đứng im trong tối đa 30 giây nếu có thể.

Nếu cảm thấy lắc lư hoặc phải với tay để vịn, nên thực hiện bài tập này cho đến khi bắt đầu cảm thấy lắc lư là dừng lại. Nếu có thể đứng chắc chắn trong 30 giây, hãy chuyển sang bài tập tiếp theo.

2. Đứng khép hai chân. Khép hai chân lại với nhau, mắt mở và giữ cố định 10 giây. Tương tự bài 1, có thể tối đa 30 giây.

Đứng trên 1 chân. Đứng trên 1 chân, mắt mở và giữ ổn định 10 giây, tối đa 30 giây. Sau đó, chuyển sang chân còn lại.

4. Nhắm mắt. Nếu có thể thực hiện ba bài tập đầu tiên một cách an toàn và ít phải nhờ hỗ trợ, hãy cố gắng thực hiện lại từng bài với việc nhắm mặt. Tất nhiên, nó sẽ khó hơn rất nhiều. Hãy giữ thử trong 10 giây, tối đa 30 giây.

Mục tiêu cho mỗi bài tập là giữ nguyên tư thế trong 10 giây và tiến tới giới hạn 30 giây, 05 lần lặp lại (bao gồm năm lần mỗi chân trong bài tập một chân), và 02 lần một ngày.

Tóm lại

Hãy nhớ rằng, điều quan trọng là phải thông báo với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu về các phương pháp, bài tập tự tập tại nhà để phòng ngừa té ngã. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên, hướng dẫn cụ thể về chế độ tập luyện, bên cạnh việc sử dụng thuốc và rất nhiều vấn đề liên quan khác.

Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bị ngã. Đây là việc làm rất cần thiết để có thể xử trí kịp thời. Tốt nhất, luôn có người bên cạnh để hỗ trợ trong bất cứ trường hợp khẩn cấp nào.

Tham khảo thêm thông tin tại: Sự thật cần biết về té ngã ở người cao tuổi

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Johns Hopkins Medicine) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm