Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bị tiêm quá liều vaccine COVID-19, ảnh hưởng thế nào?

Các nước trên thế giới như Đức, Israel, Mỹ ghi nhận nhiều trường hợp bị tiêm quá liều vaccine COVID-19.

Jim Buttery, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tới từ Australia, cho rằng người bị tiêm quá liều vaccine COVID-19 sẽ không bị nguy hiểm tới tính mạng hay khiến họ mắc COVID-19. Tiêm quá liều không làm giảm hiệu quả của vaccine, nhưng cũng không giúp cải thiện được hiệu quả. 

Trong hơn 1 năm qua, thế giới ghi nhận một số trường hợp tiêm quá liều vaccine COVID-19.

Tháng 4/2021, 77 tù nhân tại nhà tù Fort Madison tại Iowa, Mỹ bị các y tá tiêm liều vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech gấp 6 lần cho phép.

Giới chức y tế Iowa khi đó không tiết lộ chi tiết về vụ việc, nhưng các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng vaccine không được pha loãng đúng như chỉ định của hãng dược Pfizer-BioNTech trước khi tiêm.

Theo đại diện nhà tù, hầu hết các tù nhân bị tiêm quá liều chỉ có các triệu chứng nhẹ như đau cánh tay và nhức mỏi cơ thể. Chỉ một vài tù nhân bị sốt và được điều trị bằng Tylenol.

Bị tiêm quá liều vaccine COVID-19, ảnh hưởng thế nào? - 1

Các trường hợp tiêm quá liều vaccine COVID-19 thường không gặp phải biến chứng nghiêm trọng.

(Ảnh: AP)

Nhưng người thân một tù nhân nói con trai bà và các bạn tù còn xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng khác, bao gồm nôn mửa và mất nước.

Một số chuyên gia Mỹ cho biết tác dụng phụ của vaccine COVID-19 như đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau cánh tay sẽ nghiêm trọng hơn ở các trường hợp tiêm vaccine quá liều.

Một trường hợp tương tự được ghi nhận tại viện dưỡng lão ở huyện Vorpommern-Rügen, thành phố Stralsund, Đức hồi tháng 12/2020. 8 nhân viên làm việc tại đây bị tiêm liều vaccine cao gấp 5 lần mức khuyến cáo. Một nửa trong số này phải nhập viện để theo dõi sau khi xuất hiện các triệu chứng giống cúm.

Sau vụ việc, giới chức Vorpommern-Rügen cho biết đại diện của BioNTech khẳng định trong giai đoạn đầu nghiên cứu vaccine, hãng dược này sử dụng liều lượng cao hơn với các tình nguyện viên nhưng không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. 

Tại Australia, hai bệnh nhân cao tuổi tại viện dưỡng lão ở Queensland được tiêm lượng vaccine COVID-19 Pfizer cao gấp 4 lần so với một liều tiêm thông thường hồi tháng 2. Tuy nhiên cả hai đều không gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào. 

Hồi tháng 5, một nữ sinh viên Italy 23 tuổi phải nhập viện theo dõi sau khi bị tiêm quá liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer. Thay vì tiêm một liều vaccine vào cánh tay của nữ sinh viên, y tá đã tiêm nhầm tất cả lượng vaccine trong ống, tương đương 6 liều. Dù vậy, nữ sinh này nhanh chóng ổn định sức khỏe sau khi được ​truyền dịch và uống paracetamol sau tiêm. 

Bị tiêm quá liều vaccine COVID-19, ảnh hưởng thế nào? - 2

Nhiều nước ghi nhận các trường hợp tiêm quá liều vaccine. (Ảnh: Reuters)

Sau các trường hợp tiêm quá liều vaccine Pfizer cho ba bệnh nhân vào tháng 12/2020 và tháng 1/2021, Chủ tịch Hiệp hội Miễn dịch học Israel Amiram Ariel thừa nhận sai sót xảy ra do sự thiếu hụt kinh nghiệm của các nhân viên y tế khi Israel triển khai một chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn. 

"Vấn đề là phải pha loãng vaccine trước khi tiêm. Trong các trường hợp, các nhân viên y tế đã quên pha loãng và tiêm vaccine đậm đặc. Ở Israel, chúng tôi đang triển khai chiến dịch tiêm chủng thần tốc trong thời gian ngắn. Nhưng các nhân viên đã kiệt sức trong các đợt dịch. Một số người có thể sẽ mắc sai sót vào cuối giờ", ông Ariel nói.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19.

DIỆU HOA - Theo vtc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

Xem thêm