Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bất cứ ai cũng phải nhớ 9 dấu hiệu này của bệnh ung thư

Ung thư là bệnh lý ác tính nhưng nếu phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi lên tới 95%, nhất là các bệnh ung thư vú, ung thư vòm họng...

Bất cứ ai cũng phải nhớ 9 dấu hiệu này của bệnh ung thư

Các bác sĩ cho rằng, để không chết vì bệnh ung thư, điều quan trọng là bạn phải nhớ các triệu chứng kinh điển.

10 bệnh ung thư phổ biến

PGS Nguyễn Hoàng Sơn - Cố vấn chuyên môn Bệnh viện đa khoa An Việt cho biết bệnh ung thư ở Việt Nam hiện nay đang cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người mỗi năm.

So với các nước khác trên thế giới, ung thư ở Việt Nam không phải tăng cao nhưng người bệnh tử vong cao bởi số bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn chiếm tới 75%.

Trong khi đó, chúng ta chỉ cần lắng nghe cơ thể mình để phát hiện sớm những dấu hiệu ung thư.

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).

Hiện có khoảng 200 loại ung thư. Ở Việt Nam có 10 bệnh ung thư phổ biến như ung thư đại trực tràng, ung thư vú ở phụ nữ, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư bạch cầu...

Các ung thư được gây ra bởi một loạt các đột biến. Mỗi đột biến sẽ thay đổi đặc tính của khối u theo cách nào đó.

Tế bào ung thư được ví như con cua, lan tỏa khắp cơ thể.

PGS Sơn cho biết, các yếu tố gây ung thư có rất nhiều, bao gồm tác nhân hóa học, môi trường, thực phẩm và tuổi tác.

Thứ nhất: nhóm tác nhân hóa học:

Thuốc lá: Theo PGS Sơn thuốc lá không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư nhưng khói thuốc là yếu tố tăng nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu cho rằng 90% bệnh nhân bị ung thư phổi có yếu tố nguy cơ từ khói thuốc. Không chỉ ung thư phổi, khói thuốc lá chứa tới hàng nghìn chất độc hại gây ra các bệnh ung thư khác như ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày trên...

Những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ bị ung thư do hít phải hơi thuốc lá.

Theo PGS Sơn, mỗi ung thư có triệu chứng khác nhau nhưng mỗi người chỉ cần nhớ dấu hiệu điển hình

Yếu tố thứ hai theo PGS Sơn là chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm. Thực phẩm vốn không gây ung thư nhưng việc chế biến thực phẩm không hợp lý và ô nhiễm hóa học trong bảo quản, trồng trọt làm cho thực phẩm trở thành độc hại với sức khỏe.

Ví dụ như thực phẩm bị phun thuốc trừ cỏ, ngâm hoa quả bằng hóa chất bảo quản, làm chín hoa quả bằng hóa chất. Những hình ảnh người ta ngâm chín sầu riêng, mít bằng hóa chất càng cho thấy, không thể không có bệnh với các loại thực phẩm này!

Ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, amiang, gây ung thư phổi, các chất hóa học... gây ra các biến đổi gen tạo đột biến gen và hình thành các tế bào ác tính.

Thứ 2 là nhóm các tác nhân vật lý bao gồm các bức xạ ion hóa, tia cực tím gây ung thư da.

Thứ 3 là các vi rút, vi khuẩn như vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung, ung thư họng...

Ngoài ra tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C cũng tăng thúc đẩy các bệnh ung thư gan. Theo PGS Sơn nên tiêm phòng các loại vắc xin phòng các vi rút gây bệnh.

Những dấu hiệu cần nhớ

Theo PGS Sơn mỗi bệnh ung thư có một số dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Mỗi người nên nhớ 9 dấu hiệu để phát hiện bệnh dưới đây:

1. Thay đổi thói quen đại, tiểu tiện: ung thư đường tiêu hóa và ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang.

2. Vết loét lâu liền: Bình thường ai cũng có vết loét nhưng vết loét này uống kháng sinh không liền được, trên 2 tuần cần đi khám, đặc biệt vết loét vùng khoang miệng dễ nhầm với nhiệt miệng.

3. Chảy máu, chảy dịch bất thường: Ở phụ nữ chảy máu ngoài kỳ kinh, chảy máu chân răng, chảy máu tiểu tiện, chảy máu khi đại tiện cần nghĩ tới dấu hiệu sớm của bệnh ung thư.

4. Sờ u cục bất thường trên cơ thể: Các khối u rắn, không đau, đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ.

5. Hạch to lên không bình thường.

6. Chậm tiêu, khó nuốt: Bụng ậm ạch khó chịu, nuốt khó trôi có thể là ung thư đường tiêu hóa, thực quản.

7. Khan giọng, ho dai dẳng, tực ngực điều trị không đỡ, dấu hiệu của ung thư phổi, ung thư hạ họng, ung thư phế quản...

8. U tai, lác mắt, một bên đây là dấu hiệu của ung thư vòm mũi họng bởi vì khi khối u tác động lên dây thần kinh gây đau đầu nửa bên, ù tai cảm giác như có tiếng ve sầu ro ro trong tai trên 2 tuần cần đi nội soi vòm mũi họng ngay.

9. Sụt cân, thiếu máu dai dẳng không rõ nguyên nhân, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm), các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động.

P Thúy - Theo Sống khỏe/Infonet
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm