Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bị ung thư cần chuẩn bị gì khi du lịch nước ngoài

Nhớ mang theo các loại thuốc chống lại tác dụng phụ của điều trị ung thư như say tàu xe, tiêu chảy, dị ứng...

Người bị ung thư cần chuẩn bị gì khi du lịch nước ngoài

Các chuyên gia ung thư Trung tâm ung thư PCC, Singapore khuyên người bị ung thư nên có những chuyến du lịch nghỉ dưỡng dài ngày để thư giãn và lấy lại tinh thần. Song trước khi lên đường, cần chuẩn bị kỹ kế hoạch cho chuyến đi để tránh hao tổn sức khỏe và đề phòng những bất trắc xảy ra. Bạn có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa ung thư tư vấn thêm về vấn đề này.

Chuẩn bị sẵn sàng

Nếu bạn đi du lịch một mình, đừng quên đặt trước tất cả các loại vé cũng như phòng khách sạn. Hãy cho mọi người trong gia đình hoặc bạn bè biết đầy đủ các kế hoạch, hoạt động và nơi ở của bạn trong suốt chuyến đi để họ có thể theo dõi và giúp đỡ bạn khi cần.

Dự trù trước những điều ngoại lệ

Bạn nên thông báo cho các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch về bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào. Ví dụ, nếu đi máy bay, bạn nên cho hãng hàng không biết mình cần những dụng cụ đặc biệt như bình thở oxy chẳng hạn. Cũng nên thông báo cho khách sạn về các thiết bị cho người khuyết tật mà bạn cần.

Thuốc men trên đường đi

Đảm bảo rằng bạn đã đóng gói đủ thuốc men cho toàn bộ chuyến đi, tốt nhất nên mang dư thêm một chút để phòng bị. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc khác mà bạn có thể cần, chẳng hạn như thuốc chống lại các tác dụng phụ của điều trị ung thư, như say tàu xe hay tiêu chảy. Nhớ mang theo danh sách tất cả thuốc, liều lượng và tình trạng dị ứng cùng với đơn thuốc đã được bác sĩ ký.

 

Ảnh minh họa: Beauties.
Nếu bạn cần phải đem theo thiết bị y tế như kim tiêm hay cổng thông mạch máu IV, cần lưu ý rằng những thứ này có thể gây báo động khi kiểm tra an ninh hải quan. Vì vậy, nhớ yêu cầu bác sĩ của bạn viết một bức thư giải thích tình trạng của bạn, phác đồ điều trị và lý do bạn cần những thiết bị đó.

Tiêm phòng

Một số quốc gia có thể yêu cầu bạn tiêm văcxin chống lại một số bệnh trước khi đặt chân đến nước họ. Hãy vào Google tìm hiểu kỹ thông tin này và nhờ bác sĩ tư vấn thêm bởi có một số loại văcxin không được khuyến khích những người bị một số loại ung thư nhất định hoặc bệnh nhân đang hóa trị, xạ trị...

Hãy chuẩn bị một danh sách điểm đến tại địa phương phòng trường hợp có sự cố, bạn có thể tìm đến đó hoặc gọi điện nhờ trợ giúp. Danh sách đó có thể bao gồm địa chỉ và số điện thoại của một bệnh viện ung thư, bác sĩ, cơ sở cấp cứu hoặc phòng khám chuyên khoa ung thư.

Kiểm tra bảo hiểm của bạn

Đảm bảo rằng chính sách bảo hiểm của bạn có chi trả cho trường hợp đang đi du lịch. Hãy tìm hiểu xem danh mục chăm sóc y tế ở nước ngoài có thể được bảo hiểm cùng với cơ sở được chỉ định theo chương trình bảo hiểm đó. Mua gói bảo hiểm ngắn hạn và bảo hiểm vận chuyển y tế cũng là một ý tưởng tốt cho bệnh nhân đi du lịch.

Trong thời gian du lịch, hãy tập trung vào việc tận hưởng

Đi du lịch có thể gây mệt mỏi ngay cả với những người khỏe mạnh, do đó hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Hãy dành một số ngày trong lịch trình cho những hoạt động nhẹ nhàng, nhớ mang theo đồ ăn nhẹ trên đường để duy trì năng lượng. Giữ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước và tránh dùng bia rượu. Đừng bỏ qua các triệu chứng nếu bạn bị một cơn sốt hoặc buồn nôn đột ngột, hãy gọi cho bác sĩ ngay.

Đặc biệt bệnh nhân ung thư cần cẩn thận ngăn ngừa nhiễm trùng. Hãy rửa tay thường xuyên, chỉ nên uống nước đóng chai và dùng thức ăn nấu chín. Hóa trị đôi khi ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của da với ánh nắng, vì vậy hãy dùng kem chống nắng và luôn mặc đồ bảo hộ khi ở ngoài trời. 

Tham khảo thêm thông tin tại bải viết: Những loại vaccine nên tiêm trước khi đi du lịch

 

Trần Ngoan - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm