Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bắp cải tím giúp ích gì cho hệ tim mạch và xương khớp?

Bắp cải tím có ích cho sức khỏe chúng ta bên cạnh xà lách và mồng tơi, hàm lượng oxy hóa của cải tím cao gấp 4.5 lần so với các loại cải xanh khác, giúp chống viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Bắp cải tím quả thật có ích cho sức khỏe chúng ta bên cạnh xà lách và mồng tơi, với 8 lợi ích đáng chú ý của bắp cải tim do trang web Healthline liệt kê - Ảnh: Healthline.

1. Bắp cải tím giàu chất dinh dưỡng

Mặc dù bắp cải tím ít lượng calories, nó vẫn có một lượng dinh dưỡng nổi bật.

89 gram cải tím cung cấp năng lượng 28 calories, bao gồm:

  • Protein: 1 gram

  • Carbohydrate: 7 gram

  • Chất xơ: 2 gram

  • Vitamin C chiếm đến 56% giá trị dinh dưỡng hằng ngày

  • Vitamin K chiếm đến 28%

  • Vitamin B6 chiếm đến 11%

  • Vitamin A chiếm đến 6%

  • Kali chiếm đến 5%

  • Thiamine chiếm đến 5%

  • Riboflavin chiếm đến 5%

Cải tím cũng cung cấp hàm lượng sắt, canxi, magie, photpho, đồng và kẽm cho cơ thể.

2. Tổng hợp hợp chất thực vật lành mạnh

Cải tím có nhiều chất chống oxy hóa và nó có thể chống tình trạng tổn hại tế bào.

Chất chống oxy hóa của cải tím bao gồm vitamin C, carotenoids, flavonoid chẳng hạn như anthocyanins và kaempferol.

Nghiên cứu cho thấy hàm lượng oxy hóa của cải tím cao gấp 4,5 lần so với các loại cải xanh khác.

Hơn nữa, cải tím là một loại thực phẩm có hàm lượng chống oxy hóa cao nhất.

Cải tím còn giàu hàm lượng sulforaphane, đây là hợp chất sulfur có trong cải sống. Chất sulforaphane sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và chống ung thư.

3. Cải tím giúp chống viêm

Cải tím có thể chống tình trạng viêm, nhiều người cho rằng cải này có thể chống lại được nhiều bệnh.

Một thí nghiệm cho thấy cải tím có thể giảm nguy cơ viêm đường ruột từ 22 đến 40%.

Nghiên cứu ở động vật khẳng định chất sulforaphane xuất hiện nhiều ở các loại rau cải. Đây có thể là nhờ tính hiệu quả chống viêm của các loại rau trên.

Đáng chú ý hơn, đắp lá cải lên da có thể sẽ giảm tình trạng viêm da. Hơn nữa, cải tím giau sưng vú, nôn mửa và tình trạng viêm vú của người mẹ trong thời gian đầu sau khi sinh con.

Người lớn bị viêm khớp đắp lá cải lên đầu gối một lần trong ngày sẽ giảm đau trong 4 tuần. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau của lá cải không hiệu quả bằng thuốc bôi giảm đau.

4. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Có thể nhờ chất anthocyanins, cải tím cũng giúp người ăn cải thiện sức khỏe tim mạch và có màu tím.

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn nhiều thực phẩm giàu chất anthocyanin có thể giảm nguy cơ đau tim từ 11 đến 32%. Ngoài ra, cơ thể có đủ chất anthocyanin có thể giảm nguy cơ bệnh tim và loại rau này chứa hơn 36 loại anthocyanins.

5. Giúp xương rắn chắc hơn

Cải tím cũng có các hợp chất giúp xương rắn chắc, trong đó có chất vitamin C và vitamin K. Bên cạnh đó, nó cũng có canxi, mangan, và kẽm.

56% vitamin C của 89 gram cải tím sẽ giúp xương ta cứng rắn. Cải tím cũng giàu chất vitamin K1.

Vitamin K1 thường có nhiều trong rau xanh. Chất này khác vitamin K2, vì vitamin K2 xuất hiện nhiều trong thực phẩm động vật và món ăn lên men.

Hiện tại, ta cần thêm nghiên cứu để biết vitamin K có đóng vài trò quan trọng trong việc giúp xương khỏe mạnh và rắn chắc hay không.

6. Giúp chống bệnh ung thư

Mặc dù cải tím giúp cơ thể chống bệnh ung thư, vẫn cần thêm nghiên cứu để biết rõ hơn về loại rau này. Các nhà khoa học đang nghiên cứu hai chất sulforaphane và anthocyanins để biết rõ hơn chúng có chống ung thư hay không.

7. Cải thiện sức hỏe đường ruột

Cải tím có thể cải thiện chức năng của đường ruột. Có bằng chứng cho rằng cải tím có thể nguy cơ viêm ruột và viêm niêm mạt ruột (đây là một tác dụng phụ khi điều trị ung thư).

Không những cải tím giúp bảo vệ ruột, mà chất xơ của nó còn giúp ruột tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Chất xơ dễ tiêu của cải tím có thể giúp phân mềm hơn và giảm táo bón.

8. Dễ được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Đây là loại rau có thể ăn sống hay nấu chín. Vì vậy, cải tím có thể được ăn trong tất cả mọi bữa ăn miễn sao hợp khẩu vị của người ăn. Cải tím có thể được đun sôi và trộn với bánh bao hay trộn với rượu đỏ, rượu vang, táo, cà rốt và củ cải đường.

Cải tím có thể được nướng cùng thịt hay đậu nấu hay ta có thể dùng cùng súp, xà lách và các món ăn nóng khác.

Hơn nữa, món cải tím có thể được dùng làm món xà lách trộn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu thể chất của bệnh tim mạch.

Trọng Dy - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

Xem thêm