Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn đã thực hiện đi “nặng” đúng tư thế?

Đại tiện (đi nặng) là một phần của quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh và trơn tru. Quá trình đại tiện là tự nhiên của cơ thể, song đôi khi bạn cũng sẽ cảm thấy những khó chịu và cảm giác đau ở vùng bụng mỗi lần xuất hiện cơn buồn đại tiện.

Rất nhiều người tin rằng việc thay đổi tư thế khi đi đại tiện – một tư thế phù hợp với bản thân sẽ làm dịu cơn đau mỗi khi “nỗi buồn” ập đến. Vậy điều này có thực sự làm cho quá trình đại tiện diễn ra nhẹ nhàng hơn hay không?

Tư thế nào khi đi đại tiện giúp phân di chuyển dễ dàng?

Có 3 tư thế mà chúng ta thường áp dụng khi đi đại tiện. Theo các tài liệu y khoa, chúng được gọi là tư thế đại tiện, bao gồm:
  • Ngồi bệt
  • Ngồi bệt và kê chân (gập chân 1 chút về phía bụng)
  • Ngồi xổm

Bạn hãy thử hình dung cách cơ thể đào thải phân từ đường tiêu hóa. Đường ống trực tràng của bạn là 1 đường ống mềm. Khi đường ống này bị hẹp hoặc bị uốn cong, nó sẽ gây khó khăn cho phân di chuyển xuống phía dưới. Ngược lại khi đường ống này thẳng, phân có thể di chuyển 1 cách dễ dàng, thẳng và trơn tru xuống dưới để đào thải ra ngoài. Do vậy, việc bạn uốn và gập phần chân để tạo đường thẳng cho đường trực tràng chính là cách tốt nhất để phân di chuyển.

Ngồi bệt

Tư thế ngồi bệt là vô cùng phổ biến trên toàn thế giới, khi bệ xí bệt được phát minh. Bệ xí này phổ biến ở phương tây đầu tiên.

Theo một số nghiên cứu về hệ tiêu hóa đánh giá mối liên quan giữa hội chứng ruột kích thích và táo bón mạn tính cho từng loại tư thế vệ sinh cho thấy, các nhịp co thắt tự nhiên của con người xuất hiện nhiều ở tư thế ngồi xổm, và tư thế này khiến các vùng cơ ở trực tràng không được thoải mái vì chúng không được uốn theo 1 đường thẳng.

Ngồi bệt và kê chân (gập chân 1 chút về phía bụng)

Ngồi bệt trên bệ ngồi và nâng phần chân gập về phía bụng với góc 60 độ là cách giúp đưa đường ống trực tràng về tư thế tự nhiên nhất, giảm những ảnh hưởng đến từ tình trạng uốn cong hay gấp khúc của đường ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng.

Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng ngồi bệt và kê chân để tạo góc gập là tốt hơn so với ngồi xổm, nhưng có một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng nó tốt hơn khi so với ngồi bệt thông thường.

Ngồi xổm

Tư thế ngồi xổm – hay ngồi nâng đầu gối và dạng rộng 2 chân được coi là tư thế tự nhiên nhất và hiệu quả nhất cho việc đi đại tiện.

Theo một nghiên cứu tiến hàng năm 2019 cho thấy, những người thay đổi từ xí bệt sang xí dạng ngồi xổm cho thấy giảm áp lực khi đi vệ sinh hơn và đi đại tiện dễ dàng hơn. Đồng thời, những người chuyển sang sử dụng xí xổm cũng cho thấy thời gian đi đại tiện lâu hơn so với dạng xí bệt.

Sử dụng công cụ hỗ trợ khi đi đại tiện

Nếu bạn đang dùng xí bệt tại nhà, bạn có thể sử dụng một số công cụ giúp bạn nâng chân trong quá trình đi đại tiện. Điều này sẽ rất hữu ích cho bạn, giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình đi vệ sinh. Bạn có thể tìm các dụng cụ hỗ trợ từ các cửa hàng, hoặc đơn giản là một chiếc ghế nhỏ kê ở dưới chân giúp nâng chân thoải mái khi đi vệ sinh.

Tôi có thể làm gì để cải thiện tình trạng táo bón và dễ chịu hơn khi đi đại tiện?

Việc thay đổi tư thế là một trong những cách cơ bản giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện nhiều cách thức khác nữa. Có thể kể đến bao gồm:

  • Ăn nhiều chất xơ. Khuyến cáo được đưa ra cho người trưởng thành là 25 đến 38 gam chất xơ trong một ngày. Việc sử dụng thực phẩm giàu chất xơ giúp phân mềm hơn, dễ di chuyển trong đường tiêu hóa và đào thải dễ dàng.
  • Uống đủ nước. Nước là thành phần vô cùng quan trọng cho cơ thể, và đương nhiên là cả vấn đề đi đại tiện. Việc thiếu nước sẽ làm phân khô, cứng, dẫn đến táo bón và các tình trạng đau khi đi đại tiện.
  • Luyện tập. Đại tràng có thể được kích thích bằng cách tập luyện đều đặn, giúp quá trình đào thải dễ dàng hơn. Các bài tập sẽ giúp kích thích máu xuống vùng bụng phía dưới, kích thích nhu động ruột và tăng đào thải dễ dàng.
  • Cố gắng duy trì thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ. Khi bạn thực hiện duy trì thói quen đi vệ sinh hàng ngày, vào một giờ nhất định, cơ thể bạn dường như sẽ quen dần với điều này và dần trở thành phản xạ tự nhiên. Điều này giúp quá trình thải bỏ chất cặn bã được lên lịch đều đặn và đảm bảo sự ổn định của hệ tiêu hóa.
  • Tránh “kìm hãm nỗi buồn”. Khi bạn cảm thấy “nỗi buồn” đang đến và thôi thúc bản thân, hãy tìm cách giải tỏa ngay. Việc kìm hãm sẽ làm ức chế không chỉ từ hệ thần kinh mà còn là quá trình tự nhiên của cơ thể, và điều này không hề tốt một chút nào.

Làm thế nào để tôi biết rằng bản thân đang bị táo bón?

Táo bón là một trong những tình trạng rất hay gặp phải. Những triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng này ra cảm giác đầy bụng và khó chịu, và không đi đại tiện từ 2 đến 3 ngày trở lên.

Một số triệu chứng khác có thể kể đến như:

  • Phân sẫm, vón cục và khó di chuyển ra ngoài đường tiêu hóa
  • Cảm thấy tắc nghẽn, hay như có một thứ gì đó đang chặn trong đường thải của ruột
  • Căng thẳng, gắng sức khi đại tiện
  • Số lần đại tiện ít hơn 3 lần/tuần
  • Đau khi đi đại tiện

Thông thường, tình trạng táo bón là triệu chứng của một số tình trạng như thiếu nước, thiếu chất xơ, căng thẳng hoặc một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Tổng kết

Ngồi xổm là tư thế ngồi tốt nhất cho quá trình đi đại tiện, nếu so sánh với 2 tư thế ngồi còn lại. Tư thế ngồi này không chỉ giúp làm rỗng tốt hơn đường tiêu hóa, mà còn giúp đường thải trở nên thẳng, không gấp khúc hay bị nén chặt và giảm các áp lực lên các cơ vùng chậu.

 Nếu bạn đang gặp phải tình trạng táo bón, bạn có thể thử thay đổi tư thế đi đại tiện để giúp quá trình này trở nên dễ dàng hơn. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn trở nên khỏe mạnh hơn. Nếu tình trạng táo bón trở nên ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và có những biện pháp phù hợp và kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Phân tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn?

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm