Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về táo bón?

Táo bón là tình trạng khó khăn trong việc đi đại tiện. Trong phần lớn các trường hợp, bạn có thể tự điều trị tại nhà và thay đổi lối sống hợp lý, song đôi khi điều này lại cần đến sự tư vấn giúp đỡ của bác sỹ.

Vậy táo bón là gì?

Táo bón là một tình trạng đại tiện bất thường, với phân khô và cứng, làm cho người bệnh phải gắng sức mỗi lần đi đại tiện và luôn có cảm giác khó chịu, không thoải mái. Táo bón không được xác định dựa vào số lần đại tiện nhiều hay ít, mà căn cứ vào cách bài tiết phân. Tuy nhiên, nhìn chung đa phần tình trạng táo bón xảy ra nếu đi đại tiện ít hơn ba lần trong một tuần, với phân cứng và khô.

Táo bón biểu hiện như thế nào?

Có thể không phải ngày nào bạn cũng đi đại tiện, và điều đó không có nghĩa là bạn đang bị táo bón. Với một số người, đại tiện 2 ngày một lần, hoặc thậm chí 3 ngày một lần vẫn có thể coi là bình thường, miễn là đảm bảo đều đặn và phân không bị khô, cứng. Do vậy, tính chất và cách bài tiết phân mới là căn cứ để đánh giá. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các triệu chứng dưới đây thì rất có thể bạn đang bị táo bón:

  • Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần (phần lớn người bị táo bón đều như vậy)
  • Phân cứng
  • Căng thẳng quá mức trong các lần đại tiện
  • Có cảm giác vùng trực tràng bị tắc nghẽn
  • Có cảm giác đại tiện không hết phân, cảm thấy vẫn còn phân trong trực tràng
  • Sử dụng một số thao tác đặc biệt hỗ trợ quá trình đại tiện

Táo bón gây khó chịu cho cơ thể, song thường không phải là mối đe dọa quá đáng sợ. Tuy nhiên, nó có thể trở thành vấn đề đáng lo ngại nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng và ẩn dưới các vấn đề sức khỏe khác, như ung thư trực tràng, hay gây ra các tác hại lớn hơn nữa. Một số biến chứng gặp phải có biểu hiện như:

  • Rạn, nứt và chảy máu từ hậu môn, kẽ hậu môn
  • Trĩ (viêm mạch máu vùng hậu môn)
  • Xuất hiện máu trong phân

Hoặc một số triệu chứng khác, như:

  • Táo bón sau một thời gian bị tiêu chảy
  • Đau trực tràng
  • Phân nhỏ như bút chì
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
 

Những nguyên nhân nào dẫn đến táo bón?

Nguyên nhân của táo bón có thể đến từ chế độ ăn uống và lối sống, hoặc đến từ các nguyên nhân thực thể tại đường tiêu hóa.

  1. Nguyên nhân từ chế độ ăn uống sinh hoạt
  • Ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa của cơ thể. Theo nghiên cứu, những người ăn nhiều chất xơ thường ít khi bị táo bón hơn. Lý do là vì chất xơ có tác dụng chống táo bón, khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, làm tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm cho ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Các nhóm thực phẩm ít chất xơ có thể kể đến như đồ ăn giàu chất béo (phô-mai, thịt, trứng), đồ ăn công nghiệp và một số đồ ăn nhanh. Bạn cũng nên uống đủ nước để cơ thể có đầy đủ nước cho quá trình tiêu hóa, tránh tình trạng thiếu nước dẫn đến phân bị khô, cứng. Một số đồ uống bạn cũng nên tránh khi gặp tình trạng táo bón, như các loại nước có gas, cà phê hay rượu bia.
  • Chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu quá. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các hoạt động thể lực  như chạy bộ giúp chúng ta ít bị táo bón hơn. Những người dành thời gian cả ngày ngồi trên ghế hay nằm trên giường là nhóm đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao bị táo bón. Đôi khi, việc nhịn đi vệ sinh cũng có thể kéo theo tình trạng này. Khi bạn muốn đi đại tiện nhưng vì một lý do nào đó lại cố gắng kháng cự lại, nhịn đi vệ sinh, cảm giác muốn đi vệ sinh có thể trôi qua và bạn không cảm thấy muốn đi vệ sinh nữa. Điều này có thể dẫn đến việc phân bị tích tụ quá lâu và gây nên tình trang táo bón.
  • Uống thuốc. Theo các nghiên cứu, việc sử dụng một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng táo bón. Ví dụ như thuốc giảm đau chứa opioid (Paracetamol), thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Elavil, Tofrani), thuốc chống co giật (chứa phenytoin và carbamazepine), thuốc chẹn kênh Canxi trong điều trị tăng huyết áp (diltiazem và nifedipine), các thuốc kháng acid có chứa nhôm và canxi (thuốc điều trị đau dạ dày), các thuốc lợi tiểu (thiazide và furosemid), các thuốc bổ sung sắt cho cơ thể… Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón, khi việc sử dụng thuốc gây ra các tác dụng không mong muốn như mất nước, mất cân bằng hệ vi sinh và có thể gây tổn thương các bộ phận.
  • Tuổi cao. Tuổi cao cũng là một yếu tố có thể dẫn đến táo bón. Nguyên nhân mặc dù chưa được lý giải đầy đủ, song các nhà khoa học đưa ra giả thiết rằng hệ tiêu hóa ở người cao tuổi cần nhiều thời gian để tiêu hóa và đào thải thức ăn hơn. Đồng thời, tuổi cao cũng khiến con người ít vận động hơn và cũng có thể dẫn đến táo bón. Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc hỗ trợ cho người cao tuổi, chế độ ăn ít chất xơ và uống ít nước cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón.
  • Thay đổi thói quen. Đôi khi việc thay đổi một hành vi, một thói quen nào đó cũng có thể kéo theo tình trạng táo bón. Lý do là thay đổi một thói quen có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, có tới 9% số người gặp phải tình trạng này. Đồng thời, bữa ăn, giấc ngủ và sử dụng nhà tắm không theo thói quen cũng có thể gây ra táo bón.
  1. Nguyên nhân đến từ một số bệnh lý thực thể
  • Hội chứng ruột kích thích. Một số người gặp phải hội chứng ruột kích thích và điều đó có thể dẫn đến nguy cơ cao dẫn đến tình trạng táo bón. Những người mắc hội chứng này có thể gặp các triệu chứng như: đau bụng, đầy bụng, trướng bụng, thay đổi tần số và hình thái phân. Bên cạnh đó, hội chứng này không chỉ gây táo bón mà còn gây ra cả tiêu chảy nữa, vì thế không phải bất cứ lúc nào cũng có thể bắt gặp táo bón.
  • Các khối ung thư, thoát vị, sẹo, viêm ruột thừa, hẹp trực tràng – đại tràng, viêm ruột có thể gây cản trở và hạn chế sự di chuyển của phân, dẫn đến táo bón. Đây là những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Táo bón trong tình trạng này là các biến chứng của bệnh.
  • Các bệnh thần kinh. Một số bệnh lý thần kinh có thể dẫn đến táo bón, bao gồm: chứng Parkinson, đột quỵ, chấn thương tủy sống hay chứng tắc ruột mạn tính thần kinh.
  • Các bệnh về nội tiết, rối loạn điện giải và chức năng thận, bao gồm tiểu đường, tăng canxi máu, bệnh suy giáp,…
  • Quá trình điều trị các bệnh ung thư bằng hóa trị, các thuốc giảm đau có thể dẫn đến tình trạng táo bón

Tổng kết:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, từ lối sống, chế độ ăn uống hay việc sử dụng thuốc đến các tình trạng bệnh lý khác nhau. Đa phần, tình trạng táo bón không quá đáng ngại, song nếu có các triệu chứng đặc biệt, bạn nên tìm đến bác sỹ để được khám và tư vấn, xử trí kịp thời. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên thay đổi lối sống, duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng để có thể tránh được các tác động xấu đến sức khỏe, trong đó có táo bón.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sử dụng thực phẩm như thế nào để tốt cho hệ tiêu hóa?

PGS. TS. Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm