Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ăn gì để xương thêm chắc khỏe trong mùa dịch?

Giãn cách xã hội là một trong những biện pháp để phòng và ngăn ngừa dịch COVID-19. Tuy nhiên khi ở trong nhà quá lâu không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến xương suy yếu. Chính vì vậy, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D rất quan trọng.

Giãn cách xã hội là một trong những biện pháp để phòng và ngăn ngừa dịch COVID-19. Tuy nhiên khi ở trong nhà quá lâu không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến xương suy yếu. Chính vì vậy, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D rất quan trọng.

Ăn gì để xương thêm chắc khỏe trong mùa dịch?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe xương khớp.

Vitamin D là thành phần cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, do calci là thành phần chính của xương và chỉ có thể được cơ thể hấp thụ khi có vitamin D. Một phần lớn vitamin D của cơ thể được tổng hợp từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh COVID-19, việc phải ở trong nhà kéo dài dễ dẫn đến cơ thể thiếu vitamin D từ đó gây ra tình trạng loãng xương, xương khớp suy yếu.

Dưới đây là những thực phẩm giúp xương chắc khỏe hơn trong mùa dịch:

Sữa

Sữa là thực phẩm nên dùng trong cuộc sống hàng ngày vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong sữa có chứa nhiều calci - là thành phần cấu tạo nên xương - nên việc uống sữa đều đặn sẽ ngăn ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ và cột sống lưng. Tuy nhiên nên dùng loại sữa ít đường tách béo vì uống các loại sữa nguyên kem nhiều acid béo no gây tăng phản ứng viêm.

Phô mai

Phô mai giúp xương chắc khỏe.

Phô mai chứa một lượng lớn calci, cùng với vitamin D, vitamin A, kali, magne, riboflavin, phốt pho và protein. Tất cả các chất dinh dưỡng này đều cần thiết cho xương chắc khỏe. Phô mai cũng là một nguồn cung cấp calci tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose - là tình trạng cơ thể khó tiêu hóa sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa.

Sữa chua

Sữa chua được xem là thực phẩm “vàng” cho hệ tiêu hóa, hơn nữa nó còn chứa một lượng lớn vitamin D và calci. Ăn ít nhất một hộp sữa chua mỗi ngày sẽ duy trì sự chắc khỏe của xương.

Đậu phụ

Đậu phụ là món ăn chủ đạo trong thực đơn ở các nước Châu Á, nó rất giàu chất dinh dưỡng. Đậu phụ cũng đem lại nhiều lợi ích cho xương. Nghiên cứu cho thấy isoflavone dồi dào trong đậu phụ giúp chị em sau khi mãn kinh tránh được các bệnh về xương khớp.

Các loại rau xanh, củ quả

Ăn nhiều rau quả rất tốt cho sức khỏe nói chung cũng như tăng cường khả năng chịu đựng của xương khớp. Một chế độ ăn Địa Trung Hải với các món chủ đạo là rau, quả, hạt, có thể giúp xóa tan tình trạng viêm nhiễm. Rau cải lá xanh đậm còn giàu vitamin K, chất dinh dưỡng đóng vai trò ngăn chặn bệnh viêm khớp.

Cá béo

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ… có chứa nhiều acid béo omega-3 tốt cho người bệnh thấp khớp. Omega-3 làm giảm quá trình sản xuất các loại hoá chất gây viêm nhiễm, xưng khuỷu khớp, ức chế các loại enzyme làm tăng bệnh. Ngoài ra, cá béo còn chứa nhiều vitamin D, làm giảm tấy đỏ và giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu và bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng để tăng cương sức khỏe xương khớp trong những ngày giãn cách tại nhà. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều quảng cáo làm quá mức về tính năng, tác dụng của sản phẩm vì vậy bạn nên chọn những sản phẩm sản xuất tại công ty uy tín và đã được nhiều người tin dùng.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 6 cách đơn giản để làm xương chắc khỏe và ngừa loãng xương.

Lê Tuyết H+ (Lược dịch Top10homeremedies) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 09/05/2024

    Những ai không nên làm đẹp bằng dầu oliu

    Làm đẹp da với dầu oliu là biện pháp chăm sóc da được nhiều người áp dụng, nhưng dầu oliu không phải vô hại đối với làn da, nên không phải ai cũng dùng được. Do đó cần phải nắm được ưu nhược của nguyên liệu để sử dụng phù hợp, đúng cách.

  • 09/05/2024

    Đau vùng chậu có phải do lạc nội mạc tử cung?

    Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng tới gần 10% chị em ở độ tuổi 20-40. Triệu chứng phổ biến nhất do lạc nội mạc tử cung là cơn đau dữ dội ở vùng chậu và bụng dưới.

  • 09/05/2024

    Phòng ngừa viêm xoang và biến chứng

    Viêm xoang thường phát triển sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường hoặc cúm.

  • 09/05/2024

    Thực đơn cho trẻ biếng ăn để phòng ngừa suy dinh dưỡng

    Biếng ăn không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay rối loạn tâm lý, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con khắc phục.

  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

Xem thêm