Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

Thực phẩm nào nên ăn giúp tối ưu hoá và tăng khả năng chữa lành của đường ruột một cách tự nhiên.

Thực phẩm lên men

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Chất dinh dưỡng (Nutrients) của Thuỵ Sĩ năm 2022, thực phẩm lên men đã là một phần trong chế độ ăn uống của con người trong khoảng 10.000 năm và đang ngày càng đa dạng. Thực phẩm lên men có lợi cho sức khỏe đường ruột vì chứa men vi sinh (probiotic) và các vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) giúp tăng cường sức khỏe.

Thực phẩm lên men bạn nên ăn để tăng khả năng chữa lành của ruột gồm: Sữa chua (nhãn nên có ghi "live and active cultures" viết tắt là LAC, nghĩa là có vi sinh vật còn sống), nấm sữa kefir (loại sữa uống chứa probiotic lên men), dưa cải bắp, kim chi, kombucha, hoặc tương miso và tempeh (là những sản phẩm đậu nành lên men).

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là thức ăn yêu thích của vi khuẩn đường ruột. Chế độ ăn với đa dạng thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp tăng vi khuẩn có lợi trong ruột, gồm: Các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà Lan), ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, quinoa, lúa mì nguyên hạt), rau (bông cải xanh, cải bussels, cà rốt), trái cây (chuối, táo, các loại quả mọng).

Thực phẩm chứa prebiotic

Prebiotic là loại chất xơ giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột của bạn. Cung cấp đủ prebiotic giúp vi khuẩn đường ruột sản xuất chất dinh dưỡng cho các tế bào ở đại tràng, từ đó giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Thực phẩm giàu prebiotic gồm: Tỏi, hành, măng tây, chuối.

Nước hầm xương

Nước hầm xương chứa nhiều collagen và các acid amin như glutamine, có thể giúp sửa chữa niêm mạc ruột. Dùng nước hầm xương có thể có lợi cho những người mắc hội chứng rò rỉ ruột hoặc các bệnh viêm ruột khác.

Thực phẩm giàu polyphenol

Polyphenol thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại

Polyphenol thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Polyphenol là hợp chất thực vật có nhiều lợi ích sức khỏe gồm giảm viêm, hạ huyết áp và cải thiện sức khỏe đường ruột. Thực phẩm giàu polyphenol như quả việt quất, quả mâm xôi, chocolate đen, ca cao, trà xanh, hạnh nhân, quả óc chó, dầu olive.

Các loại cá béo

Cá béo chứa nhiều acid béo omega-3 rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, gồm chức năng não và tim mạch. Các loại cá béo bạn nên có trong chế độ ăn như cá hồi, cá thu, cá mòi có thể giúp giảm viêm ruột, thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh.

Gừng

Gừng có thể giúp kích thích nước bọt, mật và các enzyme dạ dày hỗ trợ tiêu hóa, giúp thức ăn đi qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Nó cũng có lợi cho việc làm dịu dạ dày và giảm buồn nôn.

Nước

Dù không phải là thực phẩm nhưng việc cung cấp đủ nước cho cơ thể có vai trò thiết yếu để duy trì niêm mạc ruột và cân bằng lợi khuẩn trong ruột. Bạn nên đặt mục tiêu uống ít nhất 8-10 cốc nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu bạn hoạt động thể chất nhiều.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 thực phẩm lên men cho đường ruột khỏe mạnh.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2024

    Tìm hiểu về cơn động kinh khởi phát cục bộ ở trẻ em

    Cơn động kinh khởi phát cục bộ (khởi phát tại một vùng của não) là một dạng động kinh bắt đầu từ một phần của bộ não. Biểu hiện của chúng phụ thuộc vào vị trí xảy ra động kinh trong não, có thể gây ra các triệu chứng như co giật, tê dại, cảm giác sợ hãi hoặc cảm giác thời gian chậm lại.

  • 18/05/2024

    Sốt phát ban: Nguyên nhân, biểu hiện, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 18/05/2024

    Có cần phải bổ sung vitamin trong quá trình mang thai

    Vitamin có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là đối với bà bầu. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe mạnh.

  • 18/05/2024

    Tiếng ồn giao thông làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

    Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng ồn giao thông có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

  • 18/05/2024

    Tại sao bạn luôn cảm thấy nóng?

    Hơn 75% phụ nữ mãn kinh cảm thấy nóng. Nhưng đó không phải lí do duy nhất khiến bạn mất bình tĩnh. Nó có thể là do đồ ăn cay hoặc dấu hiệu của bệnh tật. Và không phải phụ nữ mới cảm thấy nóng mà đàn ông cũng vậy.

  • 17/05/2024

    Người bị u tuyến giáp nên ăn gì?

    U tuyến giáp nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Dưới đây là những nhóm thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh u tuyến giáp, giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị, được chuyên gia khuyên nên bổ sung đầy đủ vào thực đơn hằng ngày.

  • 17/05/2024

    Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

    Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

  • 17/05/2024

    Những loại thực phẩm không nên rửa trước khi ăn

    Nhiều người luôn nghĩ tất cả các loại thực phẩm trước khi chế biến đều phải rửa kĩ, rửa sạch. Nhưng thực tế thì không hẳn là như vậy. Vậy đâu là loại thực phẩm bạn cần rửa, đâu là loại thực phẩm không cần rửa, hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm