Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 điều phụ nữ cần biết về trái tim

Bạn biết rất nhiều điều về bệnh tim mạch: bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu bạn bị tăng huyết áp và/hoặc tăng cholesterol máu, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh của mình bằng việc duy trì thể hình cân đối và thường xuyên luyện tập. Tuy nhiên, vẫn còn có các yếu tố nguy cơ khác có thể gây tổn thương trái tim của bạn mà bạn chưa biết tới.

Rất nhiều phụ nữ và cả một số bác sỹ cho rằng, nếu họ gầy và không hút thuốc thì nguy cơ bị bệnh tim mạch của họ sẽ rất thấp, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Dưới đây là những điều bạn cần biết thêm để giữ trái tim của mình luôn khỏe mạnh.

#1: Kể cả những phụ nữ gầy cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim mạch. Nhưng cũng có rất nhiều phụ nữ gầy và vẫn bị tăng huyết áp hoặc mỡ máu cao. Nguyên nhân đôi khi là do yếu tố về di truyền chứ không phải do cân nặng của bạn. Nếu trong gia đình bạn có tiền sử bị tăng huyết áp hoặc mỡ máu cao thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Bạn có thể vẫn có chỉ số khối cơ thể BMI ở mức bình thường nhưng lại có lượng mỡ nội tạng cao (là lượng mỡ được lưu giữ rất sâu bên trong ổ bụng, nằm gần các cơ quan như gan, tụy và ruột non). Loại mỡ này được cho là đặc biệt nguy hiểm vì nó tiết ra cytokine – một chất gây viêm rất độc cho trái tim. Một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng những người có lượng mỡ nội tạng tăng cao trong vòng 6 năm sẽ có nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch hơn, ví dụ như tăng huyết áp, tăng triglyceride trong máu, so với những người có lượng mỡ nội tạng ở mức độ ổn định.

Trên thực thế, một số chuyên gia tim mạch còn cho rằng, không nên sử dụng chỉ số BMI để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch, thay vào đó, nên đo lường lượng mỡ nội tạng. Cách duy nhất để đo lường lượng mỡ nội tạng là thông qua việc chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ ổ bụng nhưng những kỹ thuật này lại thường không được sử dụng để đo lượng mỡ nội tạng. Bạn có thể đo vòng hông của mình để suy ra lượng mỡ nội tạng. Vòng hông trên 89cm  được coi là có nguy cơ bệnh tim mạch cao.

#2: Trầm cảm không tốt cho sức khỏe trái tim

Phụ nữ trung niên bị trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn, theo kết quả của một nghiên cứu tháng 10 năm 2016. Cô đơn và cô lập xã hội cũng có liên quan đến việc tăng 29% nguy cơ nhồi máu cơ tim. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải cho việc này. Cả 2 tình trạng này đều làm tăng lượng hormone stress, ví dụ như cortisol và adrenaline, và việc này có thể làm tăng huyết áp cũng như làm tăng tình trạng viêm của cơ thể.

Ngoài ra, những người bị cô đơn và/hoặc trầm cảm sẽ ít quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của mình hơn: ví dụ như không ăn uống đầy đủ, ít luyện tập và ít uống thuốc hơn, trong khi có thể lại hút thuốc và uống rượu nhiều hơn. Bác sỹ có thể sẽ kiểm tra tình trạng trầm cảm của bạn trong các đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc bạn cũng có thể tự nhận thấy các triệu chứng trầm cảm của mình như cảm thấy buồn, lo lắng hoặc dễ bị kích động, khó ngủ và khó tập trung kéo dài trên 2 tuần.

#3: Sức khỏe của bạn trong thai kỳ có thể là một dấu hiệu

Khi mang thai, bạn có bị tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ hay không? Kể cả khi những dấu hiệu này biến mất sau khi bạn sinh em bé, thì bạn vẫn có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn. Theo một nghiên cứu xuất bản tháng 6 trên tạp chí Hypertension, phụ nữ mang thai dù chỉ bị tăng nhẹ huyết áp trong thai kỳ cũng có nguy cơ cao mắc phải các hội chứng chuyển hóa sau khi sinh. Hội chứng chuyển hóa là sự phối hợp rất nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, bao gồm vòng hông lớn, lượng cholesterol tốt HDL thấp, tăng triglyceride, tăng đừơng huyết và tăng huyết áp.

Nếu bạn đã từng mắc phải một trong số các tình trạng trên đây trong khi mang thai, thì hãy đảm bảo rằng bác sỹ chăm sóc bạn cũng biết điều này và thường xuyên thăm khám, sàng lọc nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho bạn.

#4: Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng

Thiếu ngủ sẽ làm tăng lượng hormone cortisol và chất gây viêm cytoline – cả 2 chất này sẽ kích thích sự phát triển của bệnh tim mạch bằng việc tăng huyết áp và tăng lượng đường huyết. Trên thực tế, những người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm có lượng canxi lắng đọng trong động mạch vành cao hơn 50% - một dấu hiệu chỉ báo sớm của bệnh tim mạch, so vớinhững người ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm.

Tuy nhiên, ngủ quá nhiều cũng là một vấn đề. Những người ngủ nhiều hơn 9 tiếng một đêm sẽ có lượng canxi lắng đọng cao hơn 72% so với những người ngủ 7 tiếng. Vấn đề không chỉ nằm ở số giờ bạn ngủ mà còn nằm ở chất lượng giấc ngủ. Những người ngủ kém, ngủ không ngon giấc sẽ có lượng canxi lắng đọng trọng động mạch cao hơn 20% so với những người ngủ sâu và ngon giấc. Do vậy, nếu bạn dành rất nhiều thời gian để ngủ nhưng lại không thể ngủ ngon được, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để đến gặp một chuyên gia chuyên điều trị các bệnh liên quan đến giấc ngủ.

#5: Gần một nửa số trường hợp nhồi máu cơ tim diễn ra thầm lặng

Khoảng 45% số trường hợp ngồi máu cơ tim chỉ có các triệu chứng nhẹ và thường không được nhận ra. Các nhà nghiên cứu đã phân tích bệnh án của 9500 người thuộc độ tuổi trung niên người Mỹ, trong đó có hơn một nửa là phụ nữ và thấy rằng: trong khoảng thời gian trung bình là 9 năm, chỉ có 386 phụ nữ bị nhồi máu cơ tim là có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt, có tới 317 phụ nữ bị cơn nhồi máu cơ tim âm thầm, tức là chỉ được chẩn đoán nhồi máu cơ tim sau khi sự việc đã diễn ra thông qua việc làm điện tâm đồ. Còn bản thân người bệnh không nghĩ là mìn bị bệnh.

Do vậy, lời khuyên là, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ (ví dụ như có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch ở lứa tuổi trẻ, bị tăng huýet áp, tăng mỡ máu hoặc bị tiểu đường typ 2) và bạn bỗng nhiên có các triệu chứng bất thường như khó thở, đau lung, đau hàm, buồn nôn hoặc mệt mỏi, bạn nên tới khám bác sỹ.

#6: Bạn càng có thân hình cân đối ở tuổi 40 thì càng tốt

Những phụ nữ có thân hình cân đối ở độ tuổi trung niên sẽ có nguy cơ bị đột quỵ sau tuổi 65 ít hơn khoảng 37% so với những người không có thân hình cân đối. Luyện tập thể thao là một trong số những điều tốt nhất bạn có thê rlàm để dự phòng và chống lại các bệnh tim mạch. Những người bị bệnh mạch vành thường xuyên luyện tập thường sẽ có thể phát triển một cầu dẫn nhỏ để máu có thể đi qua được vị trí mạch bị tắc.

Bạn cũng nên nhớ rằng, không bao giờ quá muộn để luyện tập cả. Những người bắt đầu luyện tập ở tuổi 45 với mức độ tương đương 150 phút luyện tập cường độ trung bình hoặc 75 phút cường độ cao mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đi khoảng 22%.

#7: Đừng ngại ăn chất béo

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, loại chất béo bạn tiêu thụ sẽ quan trọng hơn lượng chất béo bạn tiêu thụ. Khi nghĩ về bệnh tim mạch, nếu bạn thay thế chất béo bão hòa bằng đường tinh chế thì sẽ chẳng có tác dụng gì cả. Nhưng nếu bạn thay bằng chất béo không bão hòa, thì nguy cơ bị bệnh tim mạch của bạn có thê rgiảm đi khoảng 25%.

Một nghiên cứu khác thấy rằng, những người thực hiện chế độ ăn kiểu Địa Trung Hai (chế độ ăn tập trung vào việc tiêu thụ chất béo thực vật) sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp hơn, cho dù họ có tiêu thụ bao nhiêu chất béo thực vật đi nữa. Do vậy, bạn có thể đặt mục tiêu tiêu thụ nhiều chất béo từ các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn và không bão hoàn đa ví dụ như trái bơ, các loại hạt và các loại cá béo.

#8: Các dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

Theo thống kê, có khoảng 38.000 phụ nữ người Mỹ dưới 50 tuổi bị nhồi máu cơ tim mỗi năm. Nhưng các vấn đề về tim mạch rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, ví dụ như tình trạng khó tiêu hoặc hoảng sợ. Bạn nên coi chưng những dấu hiệu sau đây, và nếu nghi ngờ thì bạn nên gọi cấp cứu:

  • Căng tức, cảm thấy nặng hoặc có cảm giác bị chèn ép lên ngực hoặc lưng
  • Ngứa râm ran ở bàn tay và/hoặc bàn chân
  • Khó thở, đánh trống ngực
  • Đau hàm
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Rất mệt mỏi và suy nhược

Buồn nôn/nôn mửa (đặc biệt là nếu tình trạng buồn nôn đi kèm với các triệu chứng liên quan đến tim mạch khác ví dụ như khó thở, vã mồ hôi lạnh hoặc đau ngực).

#9: Biết các chỉ số của bản thân mình

Các chỉ số sức khỏe ở ngưỡng quá cao hoặc quá thấp có thể cho thấy rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc mắc hội chứng chuyển hóa – và sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn. Dưới đây là những chỉ số bạn cần biết:

Cholesterol

  • Toàn phần: dưới 200mg/dL (miligam trên một decilit máu)
  • LDL: dưới 100mg/dL
  • HDL: trên 60mg/dL
  • Triglyceride: dưới 150mg/dL. Hãy hỏi bác sỹ về cả 4 chỉ số này bởi mỗi chỉ số đều rất quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ của bạn.

Huyết áp

Dưới 120/80 mmHg

Số ở trên là huyết áp tâm thu, tức là huyết áp trong động mạch khi tim đập. Số ở dưới là huyết áp tâm trương, tức là huyết áp giữa các lần tim đập

BMI

Dưới 25

Thừa cân sẽ làm tim phải hoạt động nhiều hơn, làm tăng áp lực và tăng lượng cholesterol trong máu. Chỉ số BMI được tính bằng công thức: cân nặng (kg)/chiều cao (m) bình phương.

Vòng hông

Dưới 89cm

Kể cả khi bạn có chỉ số BMI bình thường nhưng có vòng hông lớn thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn.

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Health
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm