Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về ung thư tụy

Ung thư tụy là loại ung thư phổ biến hàng thứ 12 trong số tất cả các loại ung thư, nhưng lại là bệnh ung thư gây tử vong đứng hàng thứ 4. Năm 2013, Hiệp hội ung thư Mỹ thống kê có khoảng 46.420 người được chẩn đoán mắc ung thư tụy và khoảng 39.590 người sẽ tử vong vì ung thư tụy.

Tụy

Tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Tụy nằm phía sau và phía dưới dạ dày, trong khoang sau của bụng. Tụy có 2 chức năng chính: tạo ra các enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa protein có trong thức ăn và sản xuất ra hormone insulin – hormone giúp điều chỉnh lượng đường huyết.

Nguyên nhân gây ung thư tụy.

Yếu tố nguy cơ lớn nhất khiến ung thư tụy phát triển là hút thuốc lá. Những người hút thuốc có nguy cơ ung thư tụy cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Các nguyên nhân khác gây ung thư tụy có thể kiểm soát được bao gồm béo phì, phơi nhiễm với các yếu tố nghề nghiệp (ví dụ như thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm và các chất hóa học độc hại khác). Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư tụy không thể kiểm soát được bao gồm tuổi, nam giới, người Mỹ gốc Phi, tiền sử gia đình, bệnh tiểu đường và một số rối loạn về gen.

Triệu chứng ung thư tụy

Trong giai đoạn sớm, ung thư tụy có thể không gây ra triệu chứng gì, hoặc nếu có, thì triệu chứng sẽ rất giống các bệnh khác. Vì lý do đó, mà ung thư tụy cũng được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn sớm. Khi triệu chứng xuất hiện, sẽ bao gồm biểu hiện như vàng da, phân sáng màu, nước tiểu tối màu, đau bụng, sụt cân không rõ lý do và mệt mỏi.

Chẩn đoán ung thư tụy

Để chẩn đoán ung thư tụy, bác sỹ sẽ tiến hành hỏi bệnh và khám lâm sàng. Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm phân có thể sẽ được tiến hành.

Các xét nghiệm bổ sung có thể giúp chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư

  • Chụp X quang mạch máu: chụp X quang các mạch máu để xem có vị trí nào của mạch máu bị tắc hay không (ví dụ như tắc do khối u)
  • Chụp CT: đây cũng là một loại sử dụng tia X để quan sát các lát cắt của cơ thể và có thể hỗ trợ trong việc xác định xem liệu ung thư đã lan đến các cơ quan khác hay chưa.
  • Siêu âm ổ bụng: sử dụng sóng siêu âm để thu lại các hình ảnh về các cơ quan trong ổ bụng và có thể được sử dụng để phân biệt các loại khối u tụy khác nhau
  • Nội soi chụp mật tuỵ ngược dòng (ERCP): là một dạng nội soi cho phép bác sỹ kiểm tra ống mật (ống dẫn dịch chảy ra từ tụy).
  • Siêu âm nội soi (EUS): cũng tương tự như ERCP, đây là một phương pháp mới trong đó một đầu dò nội soi có chứa sóng siêu âm sẽ được đưa qua miệng, tới dạ dày để chụp lại hình ảnh tụy bị ung thư.

Ung thư tụy điều trị như thế nào

Vì ung thư tụy thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớn, nên bệnh chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn, khiến cho việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn. Điều trị ung thư tụy phụ thuộc vào giai đoạn, mức độ ung thư cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật, các lựa chọn điều trị tiêu diệt khối u như xạ trị và hóa trị.

Phẫu thuật

Có 2 loại phẫu thuật ung thư tụy: phẫu thuật có thể chữa khỏi (áp dụng trong trường hợp các xét nghiệm cho thấy toàn bộ khối u có thể được loại bỏ) và phẫu thuật giảm nhẹ (chỉ để làm giảm triệu chứng khi khối u không thể loại bỏ được hoàn toàn). Phản ứng phụ của phẫu thuật tụy phụ thuộc vào loại phẫu thuật được tiến hành, tình trạng sức khỏe chung của người bệnh và nhiều yếu tố khác. Đa số bệnh nhân sẽ bị đau sau phẫu thuật và việc này có thể được kiểm soát bằng dùng thuốc. Bạn có thể sẽ cảm thấy suy nhược, mệt mỏi sau phẫu thuật và sẽ cần từ vài tuần đến vài tháng để hồi phục. Ngoài ra, một số phản ứng phụ khác sau phẫu thuật bao gồm chướng bụng, đầy bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa. Những tình trạng này sẽ cải thiện khi bạn thay đổi chế độ ăn cũng như khi cơ thể khỏe hơn. Một số biến chứng khác sau phẫu thuật bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, khó làm rỗng bụng.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được sử dụng để giảm đau do khối u gây ra hoặc sử dụng để ngăn không cho khối u phát triển. Đôi khi, xạ trị sẽ được tiến hành trước phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u hoặc sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Phản ứng phụ của quá trình xạ trị bao gồm buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng, tiêu chảy và cực kỳ mệt mỏi. Rất nhiều phản ứng phụ có thể được điều trị bằng thuốc và đa số sẽ biến mát trong vòng vài tuần sau khi xạ trị kết thúc.

Hóa trị

Hóa trị là một lựa chọn điều trị ung thư tụy khác, và thường sử dụng các loại thuốc thông qua đường truyền tĩnh mạch để tiêu diệt các tế bào ung thư trên cơ thể. Hóa trị không phải là phương pháp điều trị cục bộ do vậy, có thể cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cả các tế bào khỏe mạnh. Hóa trị có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật, có thể sử dụng một mình hoặc phối hợp với xạ trị. Phản ứng phụ của hóa trị bao gồm rụng tóc, tổn thương các mạch máu có thể gây nhiễm trùng, dễ bầm tím, suy nhược và mệt mỏi. Ngoài ra, do các tế bào khỏe mạnh cũng có thể bị tổn thương nên bạn có thể sẽ bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ăn kém, sưng đau môi miệng.

Sau điều trị ung thư tụy

Việc tái khám đúng lịch sau điều trị ung thư tụy là vô cùng quan trọng để hoàn tất kế hoạch điều trị ung thư tụy. Một số phản ứng phụ của việc điều trị có thể sẽ kéo dài vài tháng, vài năm thậm chí suốt cả quãng đời còn lại và cần được kiểm soát. Bạn sẽ cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sỹ để kiểm tra xem bệnh ung thư có tái phát haykhông.  Quá trình theo dõi bao gồm thăm khám, xét nghiệm máu và chụp CT.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinet
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm