Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 hiểu lầm phổ biến về bệnh loãng xương

Loãng xương – một căn bệnh khiến xương trở nên yếu, giòn, dễ gãy – là một trong những vấn đề về sức khỏe vô cùng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người mỗi năm, đặc biệt là những người trên 50 tuổi.

Những hiểu lầm phổ biến về bệnh loãng xương

Chuyên gia về xương khớp, bác sỹ Deborah Sellmeyer sẽ cung cấp một số thông tin để giải đáp những hiểu lầm thường thấy về căn bệnh này.

Loãng xương là một hiện tượng tự nhiên của quá trình lão hóa

Loãng xương và gãy xương là hiện tượng thường diễn ra khi bạn già đi nhưng đây là quá trình có thể phòng tránh được. Có rất nhiều biện pháp để giúp bạn phòng ngừa tình trạng gãy xương. Ba lựa chọn hàng đầu bao gồm: cung cấp đủ canxi, vitamin D cho cơ thể và tăng cường luyện tập thể dục thể thao.

Chỉ có phụ nữ mới mắc phải?

Mặc dù có một sự thật hiển nhiên rằng tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh loãng xương khá cao nhưng nam giới hoàn toàn có khả năng mắc căn bệnh này. Trên thực tế, cứ 5 đàn ông Mỹ trên 50 tuổi thì có 1 người bị loãng xương (tỷ lệ này ở phụ nữ là 1/3). Theo bác sỹ Sellmeyer, nam giới trẻ tuổi có nguy cơ bị gãy xương cao hơn cả phụ nữ.

Bạn không cần phải lo lắng gì về căn bệnh này cho tới khi về già?

Theo Trung tâm quốc gia về loãng xương và các bệnh xương khớp NIH, khoảng 90% khối xương được hình thành khi nữ giới được 18 tuổi và nam giới bước vào độ tuổi 20. Thường thì những người trẻ tuổi hiếm khi suy nghĩ quá nhiều về nguy cơ gãy xương của họ giai đoạn hậu mãn kinh. Tuy nhiên, không bao giờ là quá sớm để nghĩ đến việc chăm sóc sức khỏe xương khớp và có những biện pháp tốt nhất để bảo vệ xương trong giai đoạn về già. Do vậy, hãy bắt đầu lên kế hoặc ngay từ bây giờ và hình thành những thói quen ăn uống lành mạnh để có thể giúp bạn đương đầu với bất cứ vấn đề sức khỏe nào trong giai đoạn về sau.

Gãy xương là nguy cơ duy nhất của loãng xương?

Loãng xương là một căn bệnh vô cùng nghiêm trọng và đôi khi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Loãng xương có thể dẫn tới tình trạng gãy xương hông, và khoảng 25% đã tử vong trong vòng 6-12 tháng sau tai nạn gãy xương hông. Vậy tại sao? Bản thân phẫu thuật thay thế xương hông có thể dẫn tới một số vấn đề như loạn nhịp tim, biến chứng do gây mê, viêm phổi, đau tim hay nhiễm trùng ở người cao tuổi. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ một phụ nữ 50 tuổi sẽ có nguy cơ tử vong do gãy xương hông tương tự như căn bệnh ung thư vú.

Bạn chỉ có nguy cơ gãy xương nếu bị té ngã?

Hầu hết mọi người chỉ bị gãy xương sau tai nạn té ngã, tuy nhiên bản thân xương quá yếu cũng có thể tự gẫy mà không cần lực tác động gì. Theo bác sỹ Sellmeyer, có những người gặp phải tình trạng gãy xương tự phát. Chỉ cần nghiêng người trên giường thôi và áp lực nhỏ đó cũng đủ để gây gãy xương rồi. Do vậy, nếu bạn bị loãng xương, bạn có thể dễ bị gãy xương chân chỉ đơn giản là do đi lại.

Bạn có thể cảm nhận được xương của bạn đang yếu dần đi?

Thật không may là bạn sẽ không thể nhìn được hay cảm nhận được là bản thân sắp bị loãng xương. Bạn sẽ không biết rằng mình bị mắc căn bệnh này cho tới khi bạn bị gãy xương hay khi đi kiểm tra mật độ xương. Bạn cũng sẽ không cảm thấy được xương của mình đang yếu dần đi khi mất dần độ đặc của xương. Theo bác sỹ Sellmeyer, đây là căn bệnh diễn biến khá thầm lặng và sẽ không có cách nào biết được bạn đang mắc nó trừ khi bạn đến bác sỹ để kiểm tra.

Xương đã bị xốp không thể hồi phục được?

Theo Sellmeyer, một số bệnh nhân loãng xương không bao giờ có thể hồi phục lại mật độ xương bình thường của họ. Trên thực tế, nếu được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương có nghĩa là bạn có mật độ xương thấp hơn mức bình thường. Trong trường hợp đó, vẫn có những biện pháp để giúp cải thiện mật độ xương. Một số loại thuốc điều trị loãng xương có thể giúp tăng cường mật độ xương lên một vài phần trăm trong vòng 3-4 năm.

Tóm lại

Bệnh loãng xương có thể có ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn – từ những bất tiện nhỏ trong cuộc sống đến nguy cơ phải nhập viện điều trị - và thậm chí tử vong. Do vậy, có những biện pháp dự phòng và điều trị phù hợp có thể giúp ngăn ngừa những biến chứng của căn bệnh này.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm