Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bí mật của đôi bàn tay

Mọi người trên toàn thế giới, thuộc nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng và quốc gia khác nhau sử dụng tay khi lần đầu gặp mặt, để giao tiếp thông qua ngôn ngữ ký hiệu, để ôm em bé, để làm việc và để làm rất nhiều thứ khác nữa. Bàn tay là một phần của cơ thể, và có thể coi là một trong số những phần quan trọng nhất.

Bí mật của đôi bàn tay

Và bạn có biết không, có khoảng 1/4 vỏ não vận động của não được sử dụng để điều khiển các cơ ở tay. Tuy nhiên, không nhiều người, kể cả những bác sỹ chuyên phẫu thuật tay, biết nhiều về đôi bàn tay của mình. Dưới đây là một số hiểu lầm về đôi bàn tay thường gặp

#1: Nếu bạn có thể di chuyển ngón tay, cổ tay hay khuỷu tay, thì có nghĩa là phần đó không bị gãy?

Có rất nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những vận động viên khẳng định rằng, ngón tay của họ không bị gãy vì họ có thể di chuyển được ngón tay. Và những vận động viên này khăng khăng đòi quay trở lại trận đấu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc bạn có thể di chuyển được ngón tay, cổ tay hay khuỷu tay không có nghĩa là nó không bị gãy. Bạn chỉ có thể khẳng định được chúng không bị gãy sau khi đã chụp X quang.

Trong các trận bóng đá ở trường trung học, thì tay là bộ phận cơ thể dễ bị gãy nhất, theo một nghiên cứu năm 2012 trên The American Journal of Sports Medicine.  Mỗi năm có khoảng hơn 150.000 thanh thiếu niên chơi bóng đá dưới 15 tuổi cần phải điều trị vì các chấn thương, và cứ 7 người trong số đó thì có 1 người có chấn thương ở bàn tay, ngón tay hoặc cổ tay. Trung bình, 25% số ca chấn thương của các vận động viên là chấn thương ở bàn tay và cổ tay, nhưng tất cả mọi người đều có thể gặp phải chấn thương ở tay, chứ không chỉ có các vận động viên. Theo thống kê của CDC, bàn tay, cổ tay và ngón tay là những chấn thương chiếm khoảng 11.3% số ca cấp cứu trong năm 2011. 16.8% số ca chấn thương do công việc xảy ra ở bàn tay hoặc cổ tay, theo thống kê của Bureau of Labor Statistics.

Sau khi bị chấn thương tay, bạn sẽ có thói quen là gập, duỗi hoặc xoay xem liệu phần đó có bị gãy hay không. Nhưng, bạn không nên coi việc làm này là một cách để chẩn đoán. Trong rất nhiều trường hợp, bạn vẫn có thể di chuyển ngón tay bị gãy. Nếu bạn gặp phải một chấn thương và bị đau, đặc biệt là bị sưng, đỏ hoặc bầm tím, bạn nên đến gặp bác sỹ ngay.

#2: Bẻ ngón tay sẽ gây bệnh viêm khớp?

Âm thanh bạn tạo ra khi bẻ ngón tay có thể sẽ khiến nhiều người khó chịu khi ở nơi công cộng, nhưng việc làm này sẽ không gây hại gì cả. Có rất nhiều hiểu lầm và giả thuyết quanh thói quen bẻ ngón tay. Ví dụ như việc bẻ ngón tay sẽ đẩy khí nitro vào trong các khớp, hoặc gân sẽ tách ra khỏi các mô do việc trượt của các khớp khi bẻ ngón tay. Nhưng sự thật về việc bẻ ngón tay thì vẫn còn đang gây rất nhiều tranh cãi. Bẻ ngón tay có thể sẽ không gây ra viêm khớp hay viêm xương khớp, nhưng nếu bạn bẻ ngón tay và cảm thấy đau, thì rất có thể bạn có những bất thường về khớp, ví dụ như tổn thương dây chằng hoặc mất sụn. Khi đó, bạn nên đến bác sỹ để kiểm tra.

#3: Rửa tay bằng nước nóng sẽ tốt hơn là rửa bằng nước lạnh?

Trong một nghiên cứu năm 2013 của trường đại học Vanderbilt, 70% số người được khảo sát nói rằng, họ tin việc rửa tay bằng nước nóng sẽ hiệu quả hơn việc rửa tay với nước ấm, nước ở nhiệt độ thường hay nước lạnh. Nhưng, chưa có một bằng chứng khoa học nào ủng hộ cho điều này cả. Nhiệt đúng là có thể tiêu diệt được vi khuẩn, nhưng nhiệt độ này sẽ cao hơn rất nhiều so với mức nhiệt mà bạn có thể rửa tay một cách thoải mái. CDC không đưa ra một khuyến nghị nào về nhiệt độ của nước khi rửa tay cả, mà chỉ khuyến nghị về việc nên rửa tay với nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây, sau đó sấy khô tay. Nhiệt độ của nước nên được xác định bằng mức độ thoải mái của bạn. Đa số mọi người sẽ thích rửa tay bằng nước ấm hơn. Và cũng theo nghiên cứu của đại học Vanderbilt, những người rửa tay bằng nước ấm và nước nóng sẽ rửa tay lâu hơn khoảng 64%. Và việc này sẽ gây tiêu tốn năng lượng cho những quốc gia nhỏ, và ảnh hưởng không tốt đến tay của bạn. Nước quá nóng có thể phá vỡ lớp bảo vệ bên của da, khiến bạn khó có thể chống lại vi khuẩn hơn.

#4: Những cặp sinh đôi giống hệt nhau sẽ có dấu vân tay giống nhau?

Những cặp sinh đôi có thể sẽ ăn mặc giống nhau, thích những món ăn giống nhau hoặc có sở thích giống nhau, nhưng có một điểm khác biệt giữa họ, chính là dấu vân tay. Dấu vân tay của các cặp sinh đôi có thể có những phần tương tự nhau, nhưng nếu xem xét kỹ, thì sẽ có một vài điểm khác biệt nho nhỏ. Dấu vân tay được xác định bởi rất nhiều yếu tố, một trong số đó là do gen. DNA sẽ giúp bạn lập bản đồ các vòng tròn của vân tay. Môi trường là một yếu tố khác. Khi thai nhi phát triển, vân tay sẽ được hình thành phụ thuộc vào sự phát triển của xương, sự tiếp xúc với nước ối và áp lực ở trong tử cung. Do vậy, dấu vân tay là đặc điểm riêng biệt, độc nhất, không có 2 người nào có dấu vân tay giống y hệt nhau cả.

#5: Người thuận tay phải sẽ sống lâu hơn?

Hiểu lầm này bắt nguồn từ một nghiên cứu năm 1988 của 2 nhà tâm lý học. Họ đã phân tích ghi chép về sự tử vong của các vận động viên bóng chày và thấy rằng, những vận động viên thuận tay trái sẽ chết sơm hơn. Nhưng 2 nhà nghiên cứu này đã phạm phải một sai lầm trong thống kê, khi mà họ không tính đến tỷ lệ số người thuận tay trái đang tăng lên ngày một nhiều hơn trong suốt thế kỷ 20. Một nghiên cứu năm 1994 trên các vận động viên cricket đăng tải trên tạp chí British Medical Journal đã làm sáng tỏ vấn đề này: Nhìn chung, việc thuận tay trái không liên quan gì đến việc tăng tỷ lệ tử vong cả. Các nhà nghiên cứu chưa biết được lý do chính xác tại sao có những người lại thuận tay trái, nhưng nguyên nhân có thể là do yếu tố di truyền và môi trường.

#6: Ngón tay cái là đặc điểm để phân biệt loài người với các loài động vật khác?

Loài người, có tên khoa học là homosapien, thường cho rằng, ngón cái là đặc điểm nhận dạng có thể giúp phân biệt loài người với các loại động vật khác. Nhưng, trên thực tế, homosapien không phải là loại động vật duy nhất có ngón tay cái. Tinh tinh, khỉ đột và các loài khác thuộc họ hàng nhà khỉ cũng có ngón cái nằm bên cạnh ngón tay trỏ. Loại ếch Nam Phi có tên là Phyllomedusa cũng có ngón tay cái và được sử dụng để nắm bắt con mồi. Đặc điểm thực sự giúp nhận dạng bàn tay con người với bàn tay của các loại động vật khác là khả năng mà ngón nhẫn và ngón út có thể gập qua lòng bàn tay, chạm tới ngón cái - đây là kết quả của sự linh hoạt đặc biệt của khớp cổ - đốt bàn tay chạy ở giữa lòng bàn tay của chúng ta. Động tác này giúp khả năng cầm, nắm và xoắn của con người tốt hơn của những loài động vật khác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự khác nhau thú vị giữa phụ nữ và nam giới
Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

Xem thêm