Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

WHO kêu gọi hoãn mũi tiêm tăng cường của vaccine COVID-19

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi một số quốc gia nên hoãn việc tiêm mũi tiêm tăng cường của vaccine COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang leo thang tại nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.

  • WHO kêu gọi các quốc gia giàu có không nên đặt mua thêm vaccine phòng COVID-19 để tiêm nhắc lại cho những người dân vốn đã được tiêm chủng đầy đủ, trong bối cảnh nhiều nước khác vẫn chưa có vaccine.
  • Ngày 23/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh các nước cần trì hoãn tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 bởi cần ưu tiên nâng tỷ lệ tiêm chủng tại những quốc gia mới chỉ có 1% hoặc 2% dân số được hưởng quyền lợi này.
  • Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto trong chuyến thăm tới Budapest, Tổng Giám đốc Adhanom Ghebreyesus nêu rõ trong trường hợp tỷ lệ tiêm chủng không được cải thiện trên toàn cầu, các nước sẽ đối mặt với nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể mới có khả năng lây nhiễm mạnh hơn.
  • Do vậy, những mũi tiêm tăng cường nên dành để hỗ trợ các quốc gia hiện chưa đủ vaccine để tiêm cho người dân ít nhất một liều hoặc tiêm mũi thứ hai. Ông cũng nhấn mạnh rằng hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về hiệu quả của mũi tiêm tăng cường.

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi nên tạm hoãn việc tiêm vaccine COVID-19 mũi tăng cường cho đến cuối tháng 9/2021 để giúp phân phối vaccine nhiều hơn đến được các quốc gia nghèo hơn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt. Theo đó, các quan chức cấp cao của WHO cho biết các quốc gia thu nhập cao – với tỷ lệ bao phủ vaccine rộng nên ưu tiên gửi các liều vaccine cho những quốc gia thu nhập thấp – những nơi đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vaccine, trước khi bắt đầu tiến hành tiêm mũi tiêm tăng cường cho dân số của mình.

Theo tổng giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus: “Những người dân tại các quốc gia này cần vaccine khẩn cấp, đặc biệt là nhân viên y tế, người lớn tuổi và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác. Tuy nhiên, ngay cả trong khi có hàng trăm triệu người vẫn đang chờ đợi liều vaccine đầu tiên, một số quốc gia giàu có hơn lại đang chuyển sang tiêm liều tăng cường.

Hiện tại, đã có 4 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu, nhưng hơn 80% trong số đó được chuyển đến các quốc gia có thu nhập cao và trung bình cao – chiếm chưa đến một nửa dân số thế giới. Ở Châu Phi - nơi chứng kiến ​​số ca tử vong tăng 80% trong khoảng thời gian từ 19-30/7/2021, chỉ có 2% người dân được tiêm chủng đầy đủ, và nhiều nhân viên y tế và người cao tuổi vẫn không được tiêm phòng.

Cũng trong phát biểu của tổng giám đốc WHO, ông Tedros đã nói rằng: “Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ trong việc bảo vệ người dân của quốc gia mình khỏi biến thể Delta, nhưng chúng ta không thể - và chúng ta không nên chấp nhận việc các quốc gia này sử dụng hầu hết nguồn cung vaccine trên toàn cầu trong khi còn rất nhiều người dễ bị tổn thương trên khắp thế giới vẫn chưa được bảo vệ”.

Chương trình cung ứng vaccine Covax – sáng kiến ​​dẫn đầu của WHO nhằm đảm bảo vaccine với giá cả phải chăng cho các quốc gia thu nhập thấp cho đến nay đã cung cấp 186,2 triệu liều cho hơn 132 quốc gia. Tuy nhiên, việc giao hàng tới các quốc gia gần đây đã bị chậm lại do tắc nghẽn nguồn cung quốc tế.

Mối quan tâm về biến chủng Delta luôn hiện hữu

Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới đang xem xét triển khai các mũi tiêm nhắc lại cho người dân vì lo ngại rằng hai liều tiêm của các loại vaccine hiện tại không cung cấp đủ khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta – biến chủng có khả năng lây truyền cao. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), biến chủng Delta hiện đã được phát hiện ở 132 quốc gia, có khả năng lây nhiễm cao gấp đôi so với biến thể Alpha, và nó đang gây ra sự đột biến về số các ca nhiễm trùng ở người được dù đã được tiêm chủng. Vào cuối tháng 7/2021, Israel đã thông báo rằng họ sẽ triển khai liều tiêm liều thứ ba của vaccine Pfizer cho những người trên 60 tuổi. Mỹ cũng đang thảo luận về việc triển khai các mũi tiêm bổ sung này.

Mặc dù ngày càng có nhiều quốc gia đang cân nhắc nhu cầu sử dụng mũi tiêm tăng cường nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có sự đồng thuận khoa học nào chứng minh là cần thiết, và bản thân việc tiêm bổ sung cũng chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận.

Theo Kate O'Brien – giám đốc bộ phận tiêm chủng, vaccine và sinh phẩm của WHO cho biết: “Đây là một quyết định lớn và điều vô cùng quan trọng là cần phải có dữ liệu rõ ràng. Hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng đầy đủ về việc liệu điều này có cần thiết hay không.” Theo các quan chức của WHO cho biết, họ không phản đối việc sử dụng mũi tiêm tăng cường cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (chẳng hạn như những người bị suy giảm miễn dịch, những người có thể không phản ứng đủ với hai liều tiêm…), tuy nhiên điều này không phù hợp với việc tiêm chủng cho trẻ em, trong khi nhiều người cao tuổi và nhiều nhân viên y tế trên khắp thế giới vẫn chưa được sự bảo vệ để chống lại COVID-19. Pháp, Israel và Mỹ hiện đang tiêm vaccine cho trẻ trên 12 tuổi và Anh đã thông báo sẽ tiêm vaccine cho trẻ 16 và 17 tuổi.

Tham khảo thêm thông tin tại: Những điều cần biết về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19

 

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt và Bs. Minh Khánh – Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo BMJ) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm