Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm phúc mạc

Viêm phúc mạc là một tình trạng nặng, cần được điều trị tích cực càng sớm càng tốt. Vì vậy, những hiểu biết về bệnh là hết sức quan trọng giúp phòng bệnh cũng như phát hiện sớm để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Viêm phúc mạc

Phúc mạc (màng bụng) là lớp mô mỏng bao phủ bên trong ổ bụng và bề mặt của hầu hết các tạng. Viêm phúc mạc có thể gây ra bởi nấm hoặc vi khuẩn do những chấn thương bụng, bệnh lí hoặc các thiết bị y tế phục vụ điều trị như catheter để lọc màng bụng ở những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối…

Viêm phúc mạc là một tình trạng nặng cần được điều trị ngay lập tức. Kháng sinh đường tĩnh mạch cần được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Phẫu thuật thường được chỉ định để cắt bỏ mô nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan ra các cơ quan khác, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân

Có 2 loại viêm phúc mạc.

Viêm phúc mạc nguyên phát do vi khuẩn gây nhiễm trùng dịch ở khoang màng bụng. Bệnh lí suy gan hoặc suy thận có thể gây ra tình trạng này. Đặc biệt là ở những người cần lọc màng bụng do suy thận giai đoạn cuối.

Viêm phúc mạc thứ phát thường do nhiễm trùng các cơ quan khác trong ống tiêu hóa lan truyền tới.

Một số bệnh lí có thể gây ra viêm phúc mạc như:

  • Chấn thương hoặc vết thương bụng
  • Viêm ruột thừa vỡ
  • Loét dạ dày
  • Thủng ruột
  • Viêm túi thừa đại tràng
  • Viêm tụy
  • Xơ gan hoặc các bệnh lí về gan khác
  • Nhiễm trùng túi mật, ruột hoặc nhiễm trùng máu
  • Viêm vùng chậu (viêm nhiễm các cơ quan sinh dục ở nữ)
  • Bệnh Crohn (là một loại viêm ruột)
  • Các thủ thuật xâm lấn sử dụng trong phẫu thuật, điều trị suy thận…

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Những triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

  • Chướng bụng
  • Đau bụng tăng lên khi chạm vào hoặc khi đi vệ sinh
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Táo bón hoặc không trung tiện (xì hơi) được
  • Tiểu ít
  • Chán ăn
  • Khát nhiều
  • Mệt mỏi
  • Sốt kèm theo rét run

Nếu bạn đang phải lọc màng bụng, bạn có thể thấy dịch lọc xuất hiện vẩn đục hoặc cặn màu trắng; tấy đỏ hoặc đau vùng bụng xung quanh catheter.

Chẩn đoán

Nếu bạn có các triệu chứng của viêm phúc mạc thì việc điều trị cần được tiến hành ngay lập tức. Việc trì hoãn chỉ làm cho tính mạng của bạn bị đe dọa.

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh, thăm khám. Việc khám bụng (sờ, nắn) sẽ có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, tăng cảm giác đau.

Một số xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu để đánh giá số lượng bạch cầu. Số lượng bạch cầu tăng cao thường là dấu hiệu của viêm hay nhiễm trùng. Công thức máu còn có thể giúp xác định loại vi khuẩn gây viêm.
  • Nếu bạn có dịch trong ổ bụng, bác sĩ có thể lấy kim chọc dịch và làm xét nghiệm tìm vi khuẩn.
  • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp Xquang, cắt lớp vi tính có thể chỉ ra được những vị trí thủng ở ruột hoặc phúc mạc…

Nếu bạn đang lọc màng bụng, bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên sự xuất hiện của vẩn đục trong dịch lọc.

Điều trị

Bước đầu tiên của việc điều trị là cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân thường được sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.

Nếu bạn bị viêm ruột, áp xe (một khối chứa mủ), hoặc viêm ruột thừa vỡ thì phẫu thuật cần được thực hiện để lấy bỏ tổ chức nhiễm trùng.

Nếu bạn đang lọc màng bụng và bị viêm phúc mạc, bạn có thể cần chờ đến tận khi điều trị khỏi nhiễm trùng để tiếp tục sử dụng lọc màng bụng. Trong quá trình đó, bạn cần sử dụng một phương pháp lọc máu khác, ví dụ như chạy thận nhân tạo.

Việc điều trị phải được tiến hành kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong.

Biến chứng

Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể đi vào máu và gây ra sốc, tổn thương các cơ quan khác. Bệnh có thể gây tử vong.

Những biến chứng có thể gặp của viêm phúc mạc tiên phát bao gồm:

  • Hội chứng não gan (mất chức năng não xảy ra khi gan không còn loại bỏ được các chất độc trong máu)
  • Hội chứng gan thận (là một tiến triển của suy thận)
  • Sốc nhiễm khuẩn (là một phản ứng nặng của cơ thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu)
  • Những biến chứng của viêm phúc mạc thứ phát bao gồm:
    • Áp xe ổ bụng
    • Hoại tử ruột (gây chết các mô ruột)
    • Dính ruột (các mô xơ trong ổ bụng gây dính các nội tạng và có thể dẫn đến tắc ruột)
    • Sốc nhiễm khuẩn (đặc trưng bởi tình trạng mạch nhanh, huyết áp hạ)

Phòng bệnh

Nếu bạn đang lọc màng bụng, hãy chú ý rửa tay (bao gồm cả bàn tay và móng tay) sạch trước khi chạm vào catheter. Vệ sinh vùng da xung quanh catheter hàng ngày. Thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc và bảo quan các thiết bị y tế của bạn.

Gọi 115 hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị đau bụng dữ dội hoặc bị chấn thương bụng, ví dụ như dao đâm.

Tiên lượng

Tiên lượng của viêm phúc mạc tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và khoảng thời gian bệnh tiến triển trước khi được điều trị. Thuốc và phẫu thuật có thể kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng.

Nếu việc điều trị không được bắt đầu sớm, nhiễm trùng có thể lan truyền và gây tổn thương các cơ quan khác. Khi đó, khả năng bình phục sẽ tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể của bạn và mức độ tổn thương các cơ quan.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm khuẩn huyết

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm