Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến chứng có thể xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo có thể xảy ra biến chứng gì và có nguy hiểm hay không? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn!

Biến chứng có thể xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo, hay còn gọi là lọc máu là một trong số những cách điều trị tình trạng suy thận. Việc chạy thận sẽ làm thay một số công việc mà bình thường thận khỏe mạnh vẫn làm, ví dụ như: Loại bỏ các chất cặn bã, ví dụ như ure ra khỏi máu; duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể; loại bỏ lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể.

Chạy thận là phương pháp điều trị cần thiết cho các trường hợp suy thận cấp và mạn, ngộ độc cấp và một số nguyên nhân khác khi có chỉ định.

Trong quá trình chạy thận có xảy ra tai biến hay không?

Những biến chứng thường gặp nhất theo thứ tự tần suất là tụt huyết áp (20-30%), chuột rút (5-20%), buồn nôn và nôn (5-15%), nhức đầu (5%), đau ngực (2-5%), ngứa (5%) và sốt ớn lạnh (<1%).

  • Tụt huyết áp là một tai biến thường gặp khi chạy thận, đặc biệt là khi bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Tụt huyết áp có thể đi kèm với khó thở, đau bụng, co rút cơ, buồn nôn, nôn mửa
  • Chuột rút: Nguyên nhân gây chuột rút trong quá trình chạy thận hiện vẫn chưa rõ. Trong nhiều trường hợp, tình trạng chuột rút sẽ giảm đi bằng cách điều chỉnh việc chạy thận. Điều chỉnh lượng nước và điện giải của cơ thể giữa các lần chạy thận sẽ giúp dự phòng được tình trạng chuột rút trong quá trình chạy thận
  • Ngứa: Thường gặp và diễn biến nặng hơn trong hoặc ngay sau khi chạy thận.

Biến chứng ít gặp nhưng nghiêm trọng

Bao gồm hội chứng mất cân bằng, phản ứng dị ứng (phản ứng màng lọc), rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết và thuyên tắc khí.

Khi chạy thận bệnh nhân cần lưu ý gì?

Để việc chạy thận đạt được kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần:

  • Vào ngày chạy thận, cần đến đúng giờ. Sau khi chạy thận xong, cần ở lại bệnh viện đủ lâu để được theo dõi toàn diện.
  • Chạy thận theo đúng lịch của bác sỹ chỉ định.
  • Bệnh nhân chạy thận cần chú ý tới chế độ ăn uống, vì giữa những lần chạy thận, cơ thể sẽ bị tích nước, do vậy, cần tránh ăn những loại đồ ăn/đồ uống khiến cơ thể tích nước. Hạn chế ăn các loại đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều kali, phosphor, muối (ví dụ như nước ép rau của hoặc đồ uống thể thao). Cũng không nên uống quá nhièu nước vì tích quá nhiều nước sẽ gây tăng cân, phù, thay đổi huyết áp, tạo gánh nặng cho tim, khó thở. Khi tính toán lượng nước tiêu thụ trong ngày, cũng cần tính cả lượng nước trong các loại thực phẩm nhiều nước như súp, kem, đưa hấu, nho, táo, cam, cà chua… Hạn chế tiêu thụ muối (dưới 5g muối/ngày) , vì muối sẽ khiến cơ thể khát nước và khiến bệnh nhân uống nhiều nước hơn. Cần bổ sung đủ protein và năng lượng để duy trì sức khỏe.
     

Khi chạy thận có khả năng xảy ra sốc phản vệ hay không?

Sốc phản vệ khi chạy thận thường được gọi là phản ứng màng lọc. Đây là một nhóm lớn các biến cố bao gồm cả các phản ứng phản vệ lẫn các phản ứng không rõ ràng, có nguyên nhân chưa rõ. Có hai loại: loại phản vệ (loại A) và loại không đặc hiệu (loại B)

- Loại A (loại phản vệ): Triệu chứng nặng xảy ra là các phản ứng phản vệ. Khó thở, cảm giác nóng tại vùng tiếp cận mạch máu hoặc khắp cơ thể là những triệu chứng thường gặp. Ngưng tim và thậm chí tử vong có thể xảy ra. Những trường hợp nhẹ hơn có thể chỉ có triệu chứng ngứa ngáy, mề đay, ho, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc chảy nước mắt. Các triệu chứng tiêu hóa như đau quặn bụng hoặc tiêu chảy cũng có thể xảy ra. Triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài phút sau chạy thận, nhưng đôi khi có thể trong vòng 30 phút hoặc hơn. Nguyên nhân của phản ứng loại A có thể do:

- Dị ứng với ethylene oxide (dùng để tiệt trùng màng lọc khi chạy thận)

- Dịch lọc nhiễm bẩn

- Sử dụng lại màng lọc

- Do sử dụng heparin (heparin được sử dụng trong quá trình chạy thận để ngăn ngừa tình trạng đông máu)

- Tăng eosinophile máu. 

Xử trí an toàn nhất là ngưng chạy thận ngay

- Loại B: (không đặc hiệu) Triệu chứng. Các triệu chứng chính của phản ứng loại B là đau ngực, đôi khi kèm theo đau lưng. Khởi đầu triệu chứng thường 20-40 phút sau khi bắt đầu chạy thận. Phản ứng loại B ít nghiêm trọng hơn loại A rất nhiều.

Nguyên nhân gây phản ứng loại B hiện chưa được biết đến. Bệnh nhân xuất hiện phản ứng loại B vẫn có thể tiếp tục chạy thận và nên được cho thở oxy.

Sốc phản vệ trên nền tảng bệnh nhân suy thận nguy hiểm như thế nào?

Sốc phản vệ nói chung đều nguy hiểm bởi khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống, có thể gây tử vong. Do vậy, khi phản ứng phản vệ xảy ra, cần được xử trí ngay, ví dụ như ngừng chạy thận (nếu phản ứng loại A) và xử trí theo phác đồ xử trí sốc phản vệ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Suy thận: triệu chứng và phương pháp điều trị

 

Theo Tổng hợp từ Kidney/Niddk/MayoClinic/Bacsinoitru
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm